Khoa học - công nghệ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng năng suất
các nhân tố tổng hợp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người… Đảng
và Nhà nước ta luôn coi phát triển và ứng dụng KH-CN là quốc sách hàng đầu, là
một trong những động lực quan trọng để phát triển KT - XH và bảo vệ Tổ quốc.
Việc
ứng dụng KH-CN trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay có những thành tựu
và hạn chế. Cụ thể như sau
-
Về thành tựu:
Sau hơn 30 năm đổi mới, khoa học -
công nghệ nước ta bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Khoa học - công nghệ
đã gắn bó hơn với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả của tất cả các ngành, lĩnh vực, vùng và lãnh thổ trên cả nước.
Tiềm lực khoa học - công nghệ được
tăng cường và phát triển; nhân lực khoa học - công nghệ được nâng cao cả số lượng
và chất lượng, gồm 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên.
Năm 2015, cả nước có hơn 24.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, hơn 400 trường Đại
học và cao đẳng,....
Kết cấu hạ tầng cho khoa học - công
nghệ phát triển và ngày càng hiện đại hơn. Hình thành các trung tâm công nghệ
cao, nhiều phòng thí nghiệm máy móc và thiết bị hiện đại ngang tầm một số nước
trong khu vực và quốc tế như: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ cao
thành phố HCM,.. Cơ chế quản lý khoa học - công nghệ từng bước được đổi mới phù
hợp với cơ chế thị trường. Nhiều nhà khoa học được tự do sáng tạo.
-
Về hạn chế:
Trình độ khoa học và công nghệ hiện
nay vẫn còn thấp. Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ giỏi, đầu đàn vẫn còn thiếu
và yếu. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học -công nghệ.
Chất lượng nhân lực nhìn chung còn thấp.
Hoạt
động khoa học và công nghệ nhìn chung còn trầm lắng, đóng góp vào tốc độ tăng
trưởng kinh tế chưa xứng đáng với vai trò của nó, chưa có khả năng thể hiện được
vai trò là nền tảng và động lực đối với phát triển kinh tế.
Cơ sở hạ tầng của các cơ sở khoa học
- công nghệ thiếu và lạc hậu. Chi cho hoạt động khoa học - công nghệ thấp, chi
ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này chỉ chiếm 0,5% GDP, doanh nghiệp: 0,3% GDP.
Khoa học - công nghệ chưa gắn kết với
yêu cầu của thực tiễn. Chưa tạo động lực và cơ chế phù hợp để gắn khoa học -
công nghệ với sản xuất và đời sống. Cơ chế quản lý khoa học - công nghệ vẫn còn
mang nặng dấu ấn của cơ chế cũ. Việc đào tạo, sử dụng, trọng dụng, đãi ngộ cho
đội ngũ chuyên gia còn nhiều bất cập.
-
Giải pháp về khoa học - công nghệ cần tập trung để nền kinh tế Việt Nam phát
triển bền vững
Nghị quyết Đại hội XII cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về khoa học, công nghệ... Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do sáng tạo
trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Khuyến
khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nghiên cứu
phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ... Đổi mới cơ chế quản lý, nhất là
cơ chế tự chủ về tài chính, tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học, công nghệ
công lập”. Để làm được điều đó cần tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh
phát triển KHCN đáp ứng yêu cầu mới sau đây:
+ Hoàn thiện và thúc đẩy thị trường
khoa học - công nghệ phát triển. Phát triển các yếu tố thể chế thị trường khoa
học - công nghệ: Hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động
của thị trường khoa học - công nghệ; nâng cao hiệu quả hoạt động, thực thi sở hữu
trí tuệ; phát triển các dịch vụ khoa học - công nghệ, ....
+ Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho
phát triển khoa học - công nghệ. Xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt
động khoa học - công nghệ. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ
phát triển khoa học - công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là
các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại...
+ Phát triển nguồn nhân lực khoa học
- công nghệ. Đẩy nhanh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học - công
nghệ, nhất là cho các ngành kinh tế trọng yếu và các ngành khoa học cơ bản, các
ngành công nghệ cao. Có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ thích đáng đối
với cán bộ khoa học - công nghệ, nhất là các nhân tài, có chính sách thu hút
các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài.
+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý
khoa học - công nghệ. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Chuyển các cơ quan nghiên cứu -
phát triển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế tăng cường
gắn kết cảc viện với các doanh nghiệp và các trường đại học. Đổi mới cơ chế tài
chính cho hoạt động khoa học - công nghệ.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học
- công nghệ. Đa dạng hóa phương thức hợp tác đầu tư với nước ngoài về khoa học
- công nghệ, nhất là công nghệ tiên tiến và hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà khoa học được tham gia các hội nghị quốc tế, nghiên cứu, trao đổi
và giảng dạy ở nước ngoài.
Trong tiến trình phát triển kinh tế
thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước
ta đã xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách
phát triển quốc gia. Tuy nhiên để sự phát triển này đi đúng lộ trình và xu thế
của thế giới cần phải nhận diện rõ những cơ hội và thách thức và áp dụng các biện
pháp phù hợp trong từng giai đoạn như đã nêu ở trên.
Liên
hệ địa phương: ( Tham khảo 1 trong 2 địa phương)
Thừa thiên Huế là địa
phương nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, có tiềm năng, lợi thế để phát triển
KH-CN; TT Huế được xác định là Trung tâm văn khóa, trung tâm KH-GD lớn của cả
nước. Với hệ thống các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh như ĐH Y- DƯỢC Huế, ĐHSP
Huế, ĐH Nông lâm, ĐH Khoa học, CĐ công nghiệp,…hàng năm đã đào tạo hàng nghìn
sinh viên cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho miền trung, tây nguyên và
cả nước. Các nhà khoa học ở Huế đã có nhiều nghiên cứu, đóng góp lớn cho đất nược
như trong lĩnh vực Y Dược, lĩnh vực Nông nghiệp, nghiên cứu cơ bản, đội ngũ các
nhà khoa học có trình độ chuyên sâu và ngiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng
dạy như GS Cao Ngọc Thành, GS Ngô Đắc Chứng,
GS Phạm Như Hiệp …….Năm 2017 UBND tỉnh đã ra quyết định số 362/QĐ-UBND ngày
23/2/2017 của UBND tỉnh TT.Huế về quy hoạch phát triển khoa học công nghệ đến
năm 2025 tầm nhìn phát triển đến 2030. Với mục tiêu: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong
những trung tâm khoa học và
công nghệ của Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung và cả nước, có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang
thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển
giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều
công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực khoa học và công
nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở
thành động lực then chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đến
năm 2025 có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến của cả nước và đến năm 2030
các lĩnh vực khoa học và công nghệ này đạt trình độ hiện đại trong khu vực. Với các lĩnh vực ưu tiên như
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, ứng dụng KH-CN
cao trong lĩnh vực Y- Dược, quy hoạch phát triển trung tâm công nghệ cao, trung
tâm đo lường tiêu chuẩn chất lượng,…
* Đà Nẵng
Năm
2018, TP. Đà Nẵng đã dành hơn 275 tỷ đồng cho các hoạt động nghiên cứu, đầu tư
phát triển khoa học công nghệ. Trong đó, riêng Sở Khoa học & Công nghệ được
bố trí 17,5 tỷ đồng để xây dựng và hoàn thành nhiều dự án trọng điểm như nâng
cao năng lực cho Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ,
trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, xây dựng Trung tâm ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao (thuộc Khu công nghệ cao giai đoạn 1), điều chỉnh dự
án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học kết hợp với Cơ sở nuôi cấy mô tế bào
thực vật (giai đoạn 2) theo quy hoạch tuyến đường Vành đai phía Tây 2…
Trong
năm 2018, Sở Khoa học & Công nghệ đã phối hợp với UBND huyện Hòa Vang triển
khai nhiều hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhiều hộ sản
xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng nấm linh
chi trên thân cây keo. Đây là mô hình mới, chất lượng nấm cao hơn, sản phẩm đạt
giá trị dinh dưỡng cao hơn. Bên cạnh đó, huyện Hòa Vang đang hướng đến trở
thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Đà Nẵng thì việc ứng dụng
khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu.
Liên
quan đến mục tiêu mà Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đặt ra đối với TP.Đà Nẵng,
trong đó có vấn đề phát triển của nền kinh tế thông minh, theo ông Thái Bá
Cảnh, hiện TP đang tập trung các chuyên gia liên quan để đưa ra chiến lược thí
điểm cho việc sáng tạo khởi nghiệp của TP từ nay đến năm 2025, tầm nhìn năm
2030.
Theo
đó, có ba nội dung trọng tâm mà TP quan tâm:
Thứ
nhất đó là tiếp tục xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới tốt hơn và tiếp
tục thu hút, tạo điều kiện cho quỹ đầu tư mạo hiểm có mặt tại Đà Nẵng, đồng
thời xây dựng các các chính sách khuyến khích cho nghiên cứu khoa học để dần
lan tỏa phong trào sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên, học sinh. Về nội dung
này, Sở KH&CN TP sẽ lên kế hoạch cho chương trình liên kết vùng để thu hút
sáng tạo khởi nghiệp trong vùng về với Đà Nẵng, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp
của Đà Nẵng với quốc tế.
Nội
dung thứ hai là chú trọng đào tạo các ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao,
công nghệ sinh học tại các trường đại học của Đà Nẵng nhằm tạo nguồn nhân lực
chất lượng đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Thứ ba là tập trung đầu tư tiềm lực cho khoa học công nghệ, đầu tư kinh phí cho nghiên cứu quản lý nhà nước, hướng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, từ đó mới thực hiện được tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 43.
0 Comments