Phân tích các đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn?

Phân tích các đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn?
Phân tích các đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn?

Trong những năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ nhận thức lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng sau:

          Đặc trưng thứ nhất: đó là Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Nhà nước của dân: là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
- Nhà nước do nhân dân: các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân xây dựng, bầu lên;
- Nhà nước vì nhân dân: tất cả tổ chức, hoạt động, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đều vì mục đích phục vụ lợi ích cho nhân dân, đem lại hành phúc cho nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.
Đặc trưng này thể hiện tính dân chủ: dân là chủ và dân lam chủ thực sự, đặc trưng này là sự khác biệt cơ bản nhất so với các nhà nước đã và đang tồn tại hiện nay.
Mặc dù nói là đặc trưng, nhưng thực sự đây cũng chính là mục tiêu của Nhà nước ta – được thể hiện triệt để trên thực tiễn.
Vì hiện nay, tình trạng vi phạm dân chủ ở nước ta đang diễn ra ở một số cấp, một số nơi.
Ví dụ: Thực tế cho thấy, hiểu biết về dân chủ ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân, đặc biệt là ở một số cơ quan công quyền và một số cơ quan tư pháp.
Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi phạm dân chủ còn hạn chế;
Cơ chế bảo đảm dân chủ chưa hiệu quả...
Đặc trưng thứ hai: Đó là nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc trưng trên là vì:
Thứ nhất, sự quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, về thực chất thì quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các lĩnh vực hoạt động của quyền lực nhà nước.
Thứ ba, đôi lúc có thể có sự mâu thuẫn nhất định giữa các nhánh quyền lực nhưng chúng luôn phải phối hợp với nhau vì mục tiêu thống nhất của quyền lực nhà nước.
Như vậy, tính thống nhất về lợi ích của nhân dân là cơ sở cho tính thống nhất của quyền lực; Tính thống nhất này còn thể hiện ở điểm: Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - dưới chế độ ta, lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của nhân dân và lợi ích của toàn dân tộc về cơ bản là thống nhất.
Ví dụ:  Để ban hành một văn bản pháp luật, cần có sự phối hợp, kết hợp,  kiểm tra, giám sát giữa rất nhiều cơ quan như Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát và đông đảo quần chúng nhân dân. Sau khi văn bản pháp luật đã được phê duyệt và thống qua, được ban hành thì cần có hệ thống các văn bản khác kèm theo để giải thích, hướng dẫn thực hiện sao cho thống nhất. Ngay cả các văn bản kèm theo này cũng có sự kết hợp của nhiều cơ quan hữu quan.
Ví dụ: Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-/CP-UBMTTQVN ngày 21/04/2006 về việc ban hành quy chế “Mặt trận tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư” giữa Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, với nguyên tắc trên, vừa đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân (tập trung ở Quốc hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng) bảo đảm các cơ trong hệ thống quyền lực nhà nước hoạt động thống nhất và hiệu quả.
Đặc trưng thứ ba: Đó là nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật,  bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các luật trong  đời sống xã hội.
Đây là xu hướng tất yếu của xã hội nói chung và việc đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Vì, pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.
Nội dung của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
-         Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước;
-         Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội;
-         Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc trong xử sự của công dân
-         Ý nghĩa: pháp chế là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ.
Xét về bản chất, Nhà nước và pháp luật Việt Nam là thống nhất, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải tuân thủ pháp luật vì pháp luật Việt Nam ngoài những đặc điểm của pháp luật nói chung, còn có những đặc điểm riêng:
- Do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành: nhà nước của dân, do dân, vì dân;
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
- Được đảm thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước;
- Nhằm xây dựng chế độc xã hội chủ nghĩa.
Vậy, Đây là một trong những đặc trưng tiến bộ, khoa học của nhà nước pháp quyền. Nhà nước phải tổ chức, hoạt đông trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật để đảm bảo các cơ quan không chông chéo về nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan nhà nước nói chung và cán bộ, công chức nhà nước.
Vấn đề thứ hai trong đặc trưng này là pháp luật, để đảm bảo các yếu tố trên thì hệ thống pháp luật phải thực sự đầy đủ, toàn diện, khoa học và đồng bộ, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Tuy  nhiên, đây vừa là đặc trưng và cũng chính là một trong những mục tiêu mà chúng ta phải thực hiện được trên thực tiễn. Vì hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta bên cạnh những thành tựu nhất định đã đạt được thì còn khá nhiều yếu kém, bất cập. Hơn nữa, việc tuân thủ Hiếp pháp và pháp luật của cán bộ, công chức nói riêng và nhân dân nói chung hiện nay là chưa triệt để, hiệu quả thấp.
Ví dụ: Trong xã hội ta vẫn còn tồn tại tình trạng “thiếu hiểu về luật pháp”, người dân không biết thật sự mình có quyền gì, còn không ít người trong bộ máy công quyền thì lợi dụng sự “thiếu hiểu biết luật pháp” đó của người dân cũng như những khe hở của luật pháp để tự cho mình quyền hành xử sai trái...
          Đặc trưng thứ tư: Đó là, nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc con người; bảo đảm trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Việc tôn trọng quyền con người được pháp luật Việt Nam ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 (Điều 50) lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ quyền con người và khẳng định: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Cùng với khái niệm quyền con người, các khái niệm có liên quan khác như quyền bình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em… cũng được chính thức đề cập trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật Việt Nam được xác lập cũng là để bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của mỗi công dân. 
Sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người không chỉ được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật của nước ta mà còn trong việc thực thi quyền lực của nhà nước bằng các phương pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Không những thế, nước ta còn thể hiện rõ bản chất nhân đạo xa hội chủ nghĩa như việc đặc xá, ân xá đối vơi những người đã vi phạm pháp luật nhưng biết hối cải, tạo cơ hội cho mỗi người sa ngã được trở lại với cộng đồng và có cuộc sống bình thường...
Để bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước với công dân, thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Nhà nước tạo ra các thể chế pháp lý, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động như: Luật tổ chức Quốc Hội, Luật tổ chức Chính Phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân...
Đặc trưng thứ năm: Đó là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Đảng ta là thực thể sống, thống nhất của ý chí, nguyện vọng của toàn dân trên thực tế, Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động nhà nước mà Đảng quan tâm.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà Đảng ta là độc quyền, mà Đảng phải chịu sự giám sát, phản biệc của nhân dân thông qua Quốc hội, thông qua việc nhân dân góp ý, kiến nghị xây dựng, phát triển các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Ví dụ: Việc giám sát của Mặt trận tổ quốc là để đảm bảo: “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Hay thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn…
Đặc trưng này bảo đảm tính thống nhất của bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc. Bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đặc trưng thứ sáu: Đó là nhà nước thực hiện đường lối hoà bình, hữu nghị với nhân dân các dân tộc và các nhà nước trên thế giới. Tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Đây là đặc trưng mang tính thời đại và là xu hướng chung của toàn thể giới ngày nay trong xu thể Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa nhưng vẫn đảm bảo chủ quyền và độc lập tự do cho mỗi quốc gia dân tộc và cũng là bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích của công dân trong mỗi quốc gia, dân tộc đó.
Đặc trưng này thể hiện cho bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cũng là bảo đảm nghĩa vụ quốc tế của nước ta đối với phong trào cách mạng thế giới
Như vậy, khi nói tới  đặc trưng của Nhà nước pháp quền xã hội chủ nghĩa là nói tới những đặc trưng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội chủ nghĩa mà trong đó nhà nước là trung tâm. Tựu trung lại, đặc trưng khác biệt và nỗi bất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gồm ba nội dung chính:
Bản chất của nhà nước (nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân) với tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân);
Cơ sở tổ chức, hoạt động và quản lý (quản lý xã hội bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa, Đảng cầm quyền lãnh đạo duy nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước);
Mục đích cuối cùng là thực hiện và bảo vệ quyền con người.
--------------
Liên hệ thực tế chưa có!x

Post a Comment

1 Comments