Hãy nêu và phân tích các kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở?


Một trong những chức năng của quản lý là ra quyết định quản lý. Quyết định quản lý liên quan đến thành bại, đến hiệu quả cao thấp của toàn bộ quá trình quản lý. Quyết định quản lý được coi là sản phẩm của người lãnh đạo quản lý, người lãnh đạo thể hiện tài năng của mình là ở khâu ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý. Vì vậy, để có quyết định chính xác, đúng đắn, khả thi và hiệu quả, người quản lý phải nắm vững các đặc điểm, vài trò và yêu cầu của  quyết định quản lý, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện quyết định một cách khoa học. Bằng những kiến thức về khoa học quản lý, trong phạm vi bài làm tôi xin đi sâu phân tích các kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
Hãy nêu và phân tích các kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở?

TRước tiên ta tìm hiệu khái niệm quyết định lãnh đạo, quản lý? Quyết định LĐ,QL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động LĐ,QL xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những hình thức nhất định như: nghị quyết, quyết định, chỉ thị…; nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất định.
Ví dụ thực tiễn: …                                                           
Để ra được quyết định lđ, quản lý đúng đắn, có tính khả thi cần chú ý một số kỹ năng sau:
1. Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và sử dụng thông tin
Thông tin có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo, điều hành và giải quyết công việc của người lãnh đạo. Có đầy đủ thông tin, công việc được giải quyết hợp tình hợp lý. Cung cấp thông tin kịp thời công việc được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, thiếu thông tin, thông tin sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc. Đôi khi công việc giải quyết một cách phiến diện không đáp ứng được nhu cầu công tác.
Để ra được 1 quyết định LĐ, quản lý phù hợp, cán bộ, công chức LĐ cấp cơ sở cần phải xđ thông tin được thu thập từ nguồn nao? Và khi có thông tin cần phải kiểm tra thông tin bằng cách đặt ra và trả lời 1 loạt câu hỏi: Thông tin có hoàn toàn mới ko? Thông tin dùng trong việc ra quyết định như thế nào? Độ tin cậy và chính xác của thông tin là bao nhiêu phần trăm? Có cần lưu trữ thông tin này ko?
Thông tin đến với lđ cấp cơ sở qua nhiều “kênh” đó là: các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, văn bản của cấp trên trực tiếp có liên quan; số liệu điều tra, tình hình thực tiễn tại cơ sở; mạng internet; tham mưu của các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau; trình độ, năng lực, phẩm chất của người cán bộ lđ, qlý,...
Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gần dân và giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra ở địa phương vì vậy việc lãnh đạo cấp cơ sở trực tiếp tìm hiểu thông tin về tình hình thực tế cơ sở là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nắm bắt thông tin ko kịp thời dẫn đến việc ra những quyết định lđ, quản lý xa rời thực tế, hiệu quả ko cao.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, người lãnh đạo cấp cơ sở cũng phải chú ý tới việc cập nhật và khai thác thông tin từ mạng internet ở những địa phương có điều kiện đáp ứng về CNTT.
Ở cấp cơ sở có thể khai thác tốt sự tham mưu, góp ý của cán bộ, công chưc đã nghĩ hưu vì đây là những “chuyên gia” trong nhiều lĩnh vực mà cấp cơ sở có thể khai thác tại chổ. Vai trò của già làng, trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố cũng hết sức quan trọng vì đây là đầu mối nắm bắt thông tin ở các cụm dân cư trên địa bàn cấp xã.
Việc xử lý thông tin để ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở dược thực hiện trước hết là chính cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở vẫn là người lựa chọn thông tin cuối cùng. Chính vì vậy, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lãnh đạo là một trong những yêu cầu luôn phải được đặc ra và thường xuyên trao dồi.
2. Kỹ năng soạn thảo, ra quyết định:
Trong quá trình soạn thảo và ra quyết định LĐ, qlý cần chú ý tới việc thực hiện đúng quy trình ra quyết định, tránh việc làm tắt tùy tiện dẫn tới những sai sót trong quá trình ra quyết định
Trong quá trình dự thảo QĐ chú ý tới những ý kiến phản biện đã được thu nhận. Người lãnh đạo cần phải có thái độ cầu thị đối với những ý kiến phản biện để lựa chọn những phương án, giải pháp thích hợp nhất trong quá trình xây dựng dự thảo quyết định quản lý.
Các sai lầm cần tránh trong việc soạn thảo và ra QĐ lãnh đạo, quản lý.
Một là, ra QĐ lãnh đạo, quản ý mà không nắm vững yêu cầu thực tế, giải quyết các vấn đề một cách chung chung, ko đủ cụ thể và hiện thực, ko đủ chính xác rõ ràng, có thể hiểu và làm khác nhau.
Hai là, quá tin vào tham mưu, người dự thảo, ko xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng, ko lắng nghe ý kiến người tham gia, người phản biện, hay quá tin vào những hiểu biết chủ quan of mình đi đến ra QĐ lãnh đạo, quản lý một cách phiến diện, chủ quan.
Ba là, thể hiện ở chổ ra QĐ lãnh đạo, quản lý mang tính thỏa hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp trên một cách thụ động, không có tính sáng tạo, k tự chịu trách nhiệm.
Bốn là, ra QĐ lãnh đạo, qlý ko đúng thẩm quyền, ko đủ căn cứ pháp lý, QĐ có nội dung trùng lặp, chồng chéo ngay trong bản thân QĐ or với các QĐ đã ra trước đó.
3. Kỹ năng lập kế hoạch thực hiện quyết định lãnh đạo quản lý
Lập kế hoạch là 1 khâu trong chu trình lãnh đạo, quản lý. Trong quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, lập kế hoạch là bước dầu tiên trong quy trình tổ chức thực hiện qd và có ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện qd trên thực tế. Tuy nhiên, lập kế hoạch tổ chức thực hiện qd lãnh đạo, quản lý phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khâu của chu trình thực hiện quyết định.
Người lãnh đạo có kỹ năng lập kế hoạch thể hiện: việc tiên liệu được các tình huống trong hoạt động lãnh đạo, quản lý; phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức 1 cách hữu hiệu; tập trung vào các mục tiêu và chính sách của tổ chức; …..
Trình tự lập KH thực hiện QĐ lãnh đạo, quản lý như sau: xác định mục tiêu; nội dung; địa nàn, đối tượng, thời gian; phương pháp thực hiện; phương pháp theo dõi, kiểm tra….việc thực hiện quyết định.
4. Kỹ năng chỉ đạo, điều hành thực hiện QĐ lãnh đạo, quản lý: Khi kế hoạch thực hiện QĐ lãnh đạo, quản lý đã được đặt ra bất cứ đối tượng chịu sự lãnh đạo, quản lý đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế dưới sự chỉ đạo điều hành của người lãnh đạo. Để điều hành được việc thực hiện quyết định trên thực tế một cách có hiệu quả người lãnh đạo có khả năng nắm bắt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hienj QĐ, bên cạnh đó chú ý tới 1 số vấn đề mang tính nguyên tắc như: thường xuyên giám sát tình hình, tinh thần làm việc của CB, CC dưới quyền; đưa ra các chỉ đạo hợp lý; có phương án hỗ trợ khi cần thiết;…
5. Kỹ năng xử lý tình huống trong lãnh đạo, quản lý: người lãnh đạo cầ chú ý các vấn đề sau: chỉ đạo triển khai giải quyết 1 cách chủ động theo KH đã xây dựng trước; có phương án kịp thời giản quyết nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm phát sinh;…
6. Kỹ năng giải quyết khieus nại, tố cáo để thực hiện tốt công tác này người lãnh đạo thực hiện  hiện đúng yêu cầu sau: nắm được các quy định pháp luật nhà nước, quy định của Đảng về giải quyết khiếu nại, tố cáo kể cả thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo và các quy định pháp luật về giải quyết KN-TC gắn với đặc thù địa phương
Những kỹ năng cần trau dồi đó là: kỹ năng tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo; gia tiếp của CBCC trong khi thực thi công vụ; phân loại, xử lý đơn thư; xác minh, xem xét và giải quyết;…. đơn thư khiếu nại tố cáo
Ví dụ tại đơn vị:              Quyết định thành lập BCĐ thực hiện QCDC tại đơn vị
  Công ty tôi công tác là Công ty TNHH MTV, trực thuộc Sổ Giao Thông Vận Tải TP HCM. Căn cứ công văn số 26-CV/ĐU ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Đảng Ủy Sở Giao Thông Vận Tải TP HCM về việc tổ chức học Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quấc lần thứ XI, Đại Hội Đảng Bộ thành phố lần thứ IX, Đại Hội Đảng Bộ Sở lần thứ V.
  Ban Thường Vụ Đảng Ủy Công ty tôi công tác ra quyết định số 13 thành lập Ban Tổ Chức gồm 05 đồng chí thực hiện tổ chức đợt học tập này ( gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 3 thành viên ).
  Sa khi ra quyết định, Ban Thường Vụ Đảng Ủy đưa quyết định này lên trên mạng nội bộ của Công ty để thông báo đến những đồng chí có tên trên trong quyết định biết để thực hiện các nội dung trong quyết định.
  Căn cứ vào chức danh trong quyết định, tôi là trưởng ban tổ chức đã họp các đồng chí trong Ban Tổ Chức và đề ra kế hoạch thực hiện như sau: Mời báo cáo viên là các báo cáo viên thuộc Đảng Ủy Sở Giao Thông Vận Tải, thời gian học tập Nghị quyết vào 29, 30 tháng 07 năm 2011, địa điểm: Hội trường Công ty, các đối tượng tham gia học là cán bộ chủ chốt, toàn thể đảng viên, toàn thể đoàn viên, các cán bộ đoàn và cán bộ công đoàn cơ sở, đồng chí trưởng Ban Tổ Chức sau khi soạn thảo kế hoạch đã trình đồng chí Bí Thư phê duyệt.
   Sau khi kế hoạch được phê duyệt, tôi và các đồng chí trong Ban Tổ Chức phối hợp với Ban Chấp Hành 2 Đoàn thể cử người chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, nhạc Quốc Ca, cắt dán phông chữ và khẩu hiệu, chuẩn bị xắp bàn ghế đúng với số lượng trong kế hoạch, chuẩn bị nước uống. Tất cả những công việc trên đều được chuẩn bị hoàn chỉnh trước ngày học 01 ngày.
   Ban tổ chức làm thư mời báo cáo viên và ghi rõ thời gian , địa điểm học gửi lên Đảng Ủy Sở để báo cáo viên biết ngày và xắp xếp lịch giảng ( thư mời báo cáo viên được gửi trước 30 ngày ).  
   Ban tổ chức học tập Nghị Quyết ra thông báo ngày học là ngày 29 và ngày 30 tháng 07 năm 2011 thời gian; sáng từ 8 giờ đến 11 giờ; chiều từ 1 giờ 30 đến 4 giờ 30 và gửi thông báo lên mạng nội bộ của công ty trước ngày học là 07 ngày để các đối tượng tham dự học biết và xắp xếp công việc và thời gian để đii học.
   Trong quá trình thực hiện quyết định, Đồng chii1 Bí Thư Đảng Bộ Công ty thường xuyên mời tôi là trưởng ban tổ chức đến để báo cáo công tác chuẩn bị đến đâu và gần ngày đi học Đồng chí trực tiếp xuống Hội trường Công ty để kiểm tra các công tác chuẩn bị đã được đầy đủ chưa nếu có gì bị thiếu kịp thời chấn chỉnh và bổ sung ngay để cho buổi học Nghị quyết đạt kết quả tốt.
   Sau khi tổ chức học tập Nghị quyết XI xong, Ban Thường Vụ Đảng Ủy đã họp Ban Tổ Chức và đánh giá việc thực hiện đạt kết quả tốt và thành công tốt đẹp.  
Tóm lại: Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cán bộ lãnh đạo, quản lí biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong công tác quản lí, lãnh một cách kịp thời. Ra quyết định là khâu mấu chốt trong quản lí, lãnh đạo. Kỹ năng ra quyết định là thành phần quan trọng của nhân cách quản lí. Đây là sự thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của nhà quản lí. Để có kỹ năng ra quyết định, người cán bộ phải học tập lâu dài, hiểu biết sâu sắc lí luận, phải trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm liên tục. 

Post a Comment

0 Comments