Hãy phân tích vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hiện nay?


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo Người, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào "tâm lý quốc dân"và đi vào cuộc sống.Biến nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động của quần chúng, tạo ra đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Phong cách lãnh đạo, quản lý  là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biện pháp, tác phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức khoa học vào thực tiễn đem lại hiệu quả. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Hãy phân tích vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hiện nay?

Thực tế cho thấy, đối với người cán bộ cơ sở, khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ có những lúc, những công việc chưa hoàn thành tốt không phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà  còn do phong cách lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp. Trong phạm vi bài làm, tôi xin đi sâu vào phân tích vai trò của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hiện nay.
Để hiểu rõ vai trò của lãnh đạo trong công tác quản lý, trước hết ta tìm hiểu hai khái niệm "hoạt động quản lý" và “hoạt động lãnh đạo".
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo mang tính định hướng, gây ảnh hưởng tạo dựng niềm tin, thuyết phục người khác để họ đồng thuận lợi với người lãnh đạo thực hiện đường lối chủ trương hướng tới mục tiêu nào đó. Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý tưởng mà không mang tính cưỡng bức đối với người khác.
Hoạt động quản lý mang tính kỷ thuật, quy trình được quy định rõ trong khuôn khổ các thể chế xác định như PL, quy chế, quy định. Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở có các vai trò:
- Hoạt động LĐ, QL tạo nên s.mạnh tập thể trên cơ sở thống nhất ý chí và hành động. Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã dù khác biệt nhau nhiều phương diện nhưng mỗi cộng đồng cũng có những lơị ích chung như bảo vệ môi trường sống chung có lợi cho sức khỏe, giữ gìn trật tự trị an, giữ gìn vệ sinh chung, xd cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, trường học...Nếu không có cấp quản lý cơ sở sẽ không thể thống nhất ý chí và hành động của người dân để tất cả đều có cuộc sống tốt hơn. Hơn nữa, cấp cơ sở còn  là nơi hỗ trợ trực tiếp cho dân cư khi họ gặp khó khăn, cũng như tạo đk cho dân cư tham gia vào hệ thống chính trị chung của quốc gia.
- Hoạt động LĐ, QL tạo ra m.trường vừa cho phép mỗi người dân được sáng tạo, vừa định hướng hoạt động của mọi người theo mục tiêu chung. Các xã thị trấn đều nằm trong 1 huyện, 1 tỉnh nào đó và nằm trong nước ta do đó vừa được hưởng lợi ích chung của sự quản lý của huyện, của tỉnh, của quốc gia, vừa phải tập thể thực thi nghĩa vụ của mình với tập thể lớn hơn. Cơ quan quản lý cấp cơ sở là đầu mối để triển khai chính sách chung 1 cách hiệu quả trên địa bán csở, vừa phản ánh nguyện vọng, nhu cầu của csở cho cấp trên để dược hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả.
- Hoạt động lđ, QL ở cơ sở tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận khác nhau của đơn vị thành một hệ thống nhất. Giữa các bộ phận dân cư nghành nghề  trên địa bàn xã, phường, thị trấn đôi khi cũng xảy ra xung đột cấp csở là nơi trực tiếp đúng ra hòa giaỉ hoặc phân xử nhằm tạo ra bâud không khí đoàn kết thông cảm, tương trợ lẫn nhau. Chuacs năng xét xử có thể chia phân quyền ở phạm vi hẹp cho cấp csở, nhưng chức nang hòa giải của hệ thống chính trị chủ yếu do cấp csở đảm nhiệm.
- Hoạt động lđ, QL ở cơ sở góp phần tạo dựng sức mạnh bền vững của hệ thống chính trị. Nhờ có sự quản lý ở cấp csở mà hoạt động của dân cư và các tổ chức trên địa bàn đi vào nền nếp, kỹ cương, giảm nhẹ vtrò quản lý, giám sát của cấp trên. Hơn nũa, sự chuyen nghiệp linh hoạt và tận tâm của cbộ quản lý cấp csở làm tăng uy tín của hệ thống ctrị. Ngược lại, sự yếu kém của cấp csở nhất là việc xử lý quan liêu, thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cbộ csở không những làm cho hệ thống ctrị thiếu bền vững, mà còn làm phai nhạt niềm tin của quần chúng vào hệ thống ctrị.
hệ thực tế: Ở địa phương tôi, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn làm tốt vai trò lãnh đạo quản lý thông qua việc xây dựng các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động,… phát triển kinh tế xã hội Liên hằng năm. Từ sự chỉ đạo thực hiện đó đã thống nhất trong ý chí và hành động của các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của người dân. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm đều được thảo luận, lựa chọn phù hợp với đk của địa phương,………
Tóm lại, cán bộ cấp cơ sở cần phải coi việc rèn luyện, xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ thường xuyên, tự giác và bền bỉ suốt đời. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do học tập, đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển hoàn thiện, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Rèn luyện đạo đức cũng như phong cách của mỗi người không thể trong ngày một ngày hai, mà cần phải rèn luyện thường xuyên. Thực tiễn luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng và trước những tác động của nền kinh tế thị trường, nếu không tự tu dưỡng, rèn luyện phong cách của bản thân, người cán bộ cấp cơ sở sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của thời cuộc. Hồ Chí Minh đã dạy: "Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"16. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, rèn luyện không ngừng, học không chỉ là nghĩa vụ để chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng mà còn phải là nhu cầu tự thân, học tập thường xuyên, học tập suốt đời  để có phẩm chất tốt, đồng thời có nền tảng học vấn cần thiết. Chỉ khi nào học vấn trở thành công cụ nhận thức, công cụ hoạt động làm tăng lên giá trị của chính mình, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, khi đó học vấn mới trở thành văn hóa, trở thành thành tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự "là đạo đức, là văn minh".

Post a Comment

0 Comments