Trong trường hợp
cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, thì cơ quan hành chính phải cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức cưởng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
+Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu
trừ tiền tư tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
Hình thức này áp
dụng đối với cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc
được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức,
Cá nhân bị cưỡng
chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội. Cơ quan, đơn vị, tổ chức,
người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp
dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có trách nhiệm chấp
hành nghiêm chỉnh quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp
chưa khấu trừ đủ số tiền theo quyết định cưỡng chế mà cá nhân bị cưỡng chế đã
chấm dứt hợp đồng có hưởng lương hoặc thu nhập thì cơ quan, đơn vị, tổ chức,
người sử dụng lao động phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
cưỡng chế biết. Trường
hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc
thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần
thu nhập cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ của cơ quan có
thẩm quyền thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khấu trừ
tiền tư tài khoản:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp
hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc
thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt
Nam. Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để khấu
trừ thì tổ chức tín dụng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng
văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ
chức tín dụng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
+Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt
để bán đấu giá.
Áp dụng trong
trường hợp cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại
một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản
tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Tổ chức không có
tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng
biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
+Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ
trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Việc cưỡng chế
thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện
sau đây:
- Người có thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán
chưa đủ chi phí cưỡng chế.
-Người có thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài
sản của đối tượng bị cưỡng chế.
+Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra
-Khi nhận được
quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức
được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các
cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã
ghi trong quyết định.
-Trước khi tiến
hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ
quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
- Khi thực hiện
cưỡng chế để thi hành biện pháp khắc phục hậu quả phải có đại diện chính quyền
địa phương và người chứng kiến.
- Trường hợp cá
nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng
phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Liên hệ thực tiễn việc xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương, cơ sở
0 Comments