Thế
nào là vi phạm hành chính
Khái niệm vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chỉnh
là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm qụy định của pháp luật
ve quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phái bị xử phạt vi phạm hành chính
Các dấu hiệu của
vi phạm hành chính.
Vi phạm hành
chính là một dạng vi phạm pháp luật, vì vậy có các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
-Hành vi vi phạm
pháp luật hành chính thể hiện ở chỗ hành vi đó trái với các quy định của pháp
luật hành chính được thể hiện bằng hành vi hành động hoặc không hành động vi phạm.
-Là hành vi có lồi
(lỗi cố ý hoặc vô ý) do cá nhân, tổ chức thực hiện. Nếu tại thời điểm thực hiện
hành vi, không có lỗi thì không coi là vi phạm hành chính.
- Hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật hành chính là hành vi chưa tới mức truy
cứu trách nhiệm hình sự phải bị xử phạt hành chính.
Phân
tích các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Hành vi vi phạm pháp luật hành chính có các
yếu tố cấu thành pháp lý, đây là cơ sở truy cứu trách nhiệm hành chính đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật hành
chính bao gồm:
Khách thế của vi phạm hành chính: là những quan hệ xã hội được pháp luật
hành chính bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại. Đó chính là trât
tự quản lý nhà nuớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đưực nhà nước bảo đảm.
Mặt khách quan của vi phạm hành chính: là sự biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành
chính, gồm:
+Hành vi trái
pháp luật hành chính thể hiện dưới dạng
hành động (thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính cấm), hoặc thể hiện
bằng không hành động vi phạm (không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành
chính bắt buộc thực hiện). Hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu bắt buộc
cho mọi trường hợp xác định vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm hành
chính.
+Hậu quả nguy hiểm
cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra.
+Mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Ngoài ra thời
gian, địa điểm, phưong thức, thủ đoạn, công cụ vi phạm cũng là những biểu hiện
khách quan của hành vi vi phạm hành chính, là căn cứ khi quyết định hình thức xử
phạt và mức phạt.
Chủ thể của vi
phạm hành chính: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm
hành chính.
Đối với cá nhân,
họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, có khá năng nhận thức, điều chỉnh hành
vi của mình.
Các đổi tượng bị
xử phạt hành chính bao gồm:
-Người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi bị xừ phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt
vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
-Người thuộc lực
lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối
với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc
phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân,
công an nhân dân có thẩm quyền xử lý.
-Tổ chức bị xử
phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
-Cá nhân, tổ chức
nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nạm
thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường
họp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác.
Mặt chủ qụan của
vi phạm hành chính: thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm, đó
là: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ỷ thể hiện
ở chỗ người có hành vi vi phạm hành chính nhận thức được tính chát nguy hại cho
xã hội về hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện, hoặc để mặc cho hậu quả hành vi
đó xảy ra.
Lỗi vồ ý thể hiện ở chỗ người vi phạm hành
chính không biết hoặc không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm, mặc dù
cần phải biết và nhận thức được, hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả của hành vi vi phạm đó.
Để xác định hành
vi nào đó có phải là vi phạm hành chính và có đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm
hành chính hay không, phải nghiên cứu khách quan đầy đủ các, dấu hiệu, các yếu
tố cấu thành pháp lý của vi phạm, làm rõ tính chất, mức độ của vi phạm làm cơ sở
cho việc lựa chọn hình thúc, mức xử phạt phù hợp với các quy định của pháp luật
và với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, góp phần đấu tranh
có hiệu quả đối với hành vị vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính nói
riêng.
0 Comments