Để tạo được một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, theo đồng chí, cần phải quan tâm tới những vấn đề gì?

 

Để tạo được một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, theo đồng chí, cần phải quan tâm tới những vấn đề gì?

Để tạo được một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, cần phải quan tâm các vấn đề sau: Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ)”. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trò thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng là những cơ sở, tiền đề rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, mở rộng hội nhập quốc tế.

-Một là, Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại, trước hết là tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp theo hướng: Thể chế hóa quyền tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân được quy định trong Hiến pháp. Bảo đảm minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền giao dịch tài sản được thông suốt. Hoàn thiện thể chế nhằm phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển các loại thị trường: thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản phù hợp quy luật cung-cầu. Đổi mới mạnh mẽ thị trường khoa học-công nghệ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách, đánh giá hiệu quả thực thi.

-Hai là, Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển nhân lực.

Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, trong đó tập trung đổi mới chương trình, nội dung theo hướng phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Tăng cường kỹ năng sống, nâng cao kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành; phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu khoa học ở bậc đào tạo đại học, sau đại học. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm việc giáo dục và đào tạo gắn với thực tế. Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục và đào tạo; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết quốc tế trong công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

-Ba là, Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, tập trung phát triển hệ thống kết cấu trọng yếu; phát triển kết cấu hạ tầng ở địa bàn đô thị và những địa bàn còn khó khăn; huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Xây dựng, Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo đảm hiệu quả tổng hợp và tính hệ thống, nhất là mạng lưới giao thông, điện, nước, thủy lợi, thông tin, truyền thông, giáo dục, y tế. Từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là ở các đô thị lớn. Cần tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, thiết yếu, nhất là ở những khu vực, địa bàn có tiềm năng phát triển song kết cấu hạ tầng còn hạn chế, yếu kém; đồng thời, quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông ở các khu vực, địa bàn còn khó khăn. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy các thành phần kinh tế, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh các giải pháp chiến lược trên, cũng cần quan tâm tới các giải pháp sau cụ thể sau:

-Thứ nhất, Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả đầu tư: Môi trường đầu tư được hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước đảm bảo. Hệ thống pháp luật, trước hết là Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật xây dựng, Luật đầu tư công…công bằng, hợp lý và được đảm bảo thực thi trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh tế. Phát huy tính tích cực của cơ chế thị trường, nhờ đó các nguồn vốn đầu tư được huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả. Cần hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất.

-Thứ hai, Phát triển thị trường tài chính: Trong cơ chế thị trường, hoạt động của thị trường tài chính tạo ra cơ chế huy động và phân bổ các nguồn vốn đầu tư theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, phát triển thị trường tài chính, đảm bảo sự vận hành, an toàn và hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta.

-Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ: xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất-kinh doanh và tiêu dùng. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất linh hoạt, nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sản xuất, tiêu dùng và công bằng xã hội. Đảm bảo rõ ràng và ổn định các sắc thuế phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực của bộ máy thu thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tn trong thu thuế nhằm giảm tiêu cực trong thu, nộp thuế.

-Thứ tư, Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chi cho đầu tư phát triển là khoản chi có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, do vậy tăng chi cho đầu tư phát triển là cần thiết./.

Post a Comment

0 Comments