Đồng chí trình bày các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

Đồng chí trình bày các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở

Các yêu cầu cơ bản của quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
            Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dân ủng hộ, quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
            - Bảo đảm tính chất chính trị.
            Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là sự cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn của địa phương cơ sở, là sự cụ thể hóa các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật ở địa phương cơ sở. Vì vậy, Nghị quyết của Đảng bộ cơ sở và Quyết định quản lý của chính quyền cơ sở không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
            - Bảo đảm tính hợp pháp.
            Hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền cấp cơ sở được đặt trong khuôn khổ pháp luật vì vậy các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
            - Ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng hình thức và thủ tục quy định.
            - Về hình thức: các quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải đúng tên gọi, thể thức như: tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu, v.v. hình thức thể hiện chủ yếu bằng văn bản. Vi phạm các quy định về hình thức, thể thức có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định lãnh đạo, quản lý trở thành bất họp pháp.
            - Bảo đảm tính hợp lý.
            Tính hợp lý của quyết định lãnh đạo, quản lý thể hiện:
            Quyết định lãnh đạo, quản lý phải đảm bào hài hòa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân.
            Quyết định lãnh đạo, quản lý phải cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội đặt ra và với các đối tượng thực hiện. Một quyết định lãnh đạo, quản lý có tính khả thi cao khi được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu lãnh đạo, quản lý ở địa phương cơ sở. Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu ra quyết định lãnh đạo, quản lý thì không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân phải gánh chịu.
            Quyết định lãnh đạo, quản lý phải mang tính hệ thống toàn diện. Nội dung quyết định lãnh đạo, quản lý phải được cân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; phải căn cứ vào chiến lược, nghị quyết của Đảng, các mục tiêu phát trien ngan hạn, dài hạn của Nhà nước. Các biện pháp đề ra trong quyết định lãnh đạo, quản lý phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan.
            Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý.
Yêu cầu này thể hiện: ngôn ngừ, văn phong, cách trình bày một quyết định lãnh đạo, quản lý phải rõ ràng, dễ hiếu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa.

Post a Comment

0 Comments