1) Phân tích hàng hoá. Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có
thể thoả món nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua-bán. Khái niệm
trên cho ta thấy a) Hàng hoá phải là sản phẩm của lao động, cũn những sản phẩm
khụng do lao động tạo ra, dù rất cần thiết cho con người đều không phải là hàng
hoá. b) Sản phẩm của lao động nhất thiết phải qua trao đổi mua bán. c) Hàng hoá
phải có tính hữu dụng, được con người dùng.
2) Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Hàng hoá có hai
thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
a) Giá trị sử dụng của hàng hoá do công dụng và thuộc tính tự
nhiên của nó quy định. Công dụng đó nhằm thoả món một nhu cầu nào đó của con
người, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân; cũng có thể là nhu cầu cho tiêu
dùng sản xuất. Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hoặc một số công dụng nhất định
và chính công dụng đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng; giá trị sử dụng của
hàng hóa được phát hiện dần trong quá trỡnh phỏt triển của khoa học, kỹ thuật
và lực lượng sản xuất (ngày xưa than đá chỉ được dùng để nấu, sưởi ấm; khi nồi
súpde ra đời, than đá được dùng làm chất đốt; về sau nó cũn được dùng làm
nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất v.v). Giá trị sử dụng nói ở đây với tư
cách là thuộc tính của hàng hoá, không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người
sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xó hội thụng qua
trao đổi, mua-bán. Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá
trị trao đổi. Trong bất kỳ một xó hội nào, của cải vật chất của xó hội đều là một
lượng nhất định những giá trị sử dụng. Xó hội càng tiến bộ thỡ số lượng giá trị
sử dụng càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá
trị sử dụng ngày càng cao.
b) Giá trị của hàng hoá. Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá
phải bắt đầu nghiên cứu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về
lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Ví dụ, 1m vải
có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử
dụng khác nhau về chất, nhưng chúng có thể trao đổi với nhau theo tỷ lệ nào đó
là do giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động,
đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hoá có thể
trao đổi được với nhau. Vỡ vậy, khi người ta trao đổi hàng hoá cho nhau về thực
chất là trao đổi lao động của mỡnh ẩn dấu trong những hàng hoỏ ấy. Do vậy có thể
nói, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá là cơ sở chung cho việc trao đổi
và nó tạo thành giá trị của hàng hoá.
Như vậy, giá trị của hàng hoá là lao động xó hội của người sản
xuất ra hàng hoỏ kết tinh trong hàng hoỏ. Cũn giỏ trị trao đổi mà chúng ta để cập
ở trên, chẳng qua chỉ là hỡnh thức biểu hiện ra bờn ngoài của giỏ trị, giá trị
là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Cũng chính vỡ vậy, giỏ trị là phạm
trự chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá.
3) Ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay
a) Đẩy mạnh phan công lao động để phát triển kinh tế hàng
hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xó hội.
b) Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng
cải tiến mẫu mó, nõng cao chất lượng, hạ giá thành.
0 Comments