Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là những nhiệm vụ lịch sử
giao phó cho một giai cấp (do địa vị kinh tế-xã hội khách quan của giai cấp đó
quy định) để nó thực hiện bước chuyển cách mạng từ hình thái kinh tế-xã hội
đang tồn tại sang hình thái kinh tế-xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
1) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện khi
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản
vốn có của nó. Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xoá bỏ phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa cao hơn, tiến bộ hơn.
Về thực chất, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, là tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa, thể hiện qua hai giai đoạn là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản,
giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và sử dụng chính quyền đó để cải tạo
xã hội cũ và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, thiết lập chính quyền của nhân dân để tiến hành cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2) Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân
a) Xuất phát từ địa vị kinh tế-xã hội
+) giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng
nhất của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa; đại diện cho lực lượng sản xuất
hiện đại, có trình độ xã hội hoá cao; tiêu biểu cho xu hướng phát triển của xã
hội loài người; là nhân tố quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa, xây dựng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
+) trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không
có, hoặc cơ bản là không có tư liệu sản xuất; họ bán sức lao động cho giai cấp
tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; họ bị lệ thuộc hoàn toàn
trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính họ. Vì sự sống còn của
mình, giai cấp công nhân không thể không đứng lên đấu tranh lật đổ sự thống trị
của giai cấp tư sản để giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn xã hội.
+) giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất dựa
trên chế độ sở hữu xã hội không có bóc lột, nên lợi ích cơ bản của giai cấp
công nhân phù hợp với lợi ích cơ bản của những người lao động. Do đó, họ có khả
năng tập hợp, lãnh đạo những người lao động bị áp bức làm cách mạng xoá bỏ chế
độ người bóc lột người; xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa-
nơi không còn áp bức, bóc lột.
b) Xuất phát từ đặc điểm chính trị-xã hội của giai cấp công
nhân.
+) giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất; là giai cấp
đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến ngày càng hiện đại và mang tính xã hội
hóa cao. Đồng thời cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột đã tôi luyện và cung cấp
cho giai cấp công nhân những tri thức xã hội-chính trị cần thiết cho một giai cấp
tiên tiến.
+) giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt
để, thể hiện ở mục tiêu cách mạng của mình là xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột
người, xoá bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu, giải phóng mình và giải phóng toàn nhân
loại khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột. Giai cấp công nhân hoàn toàn có thể thực
hiện được mục tiêu đó vì nó có nền tảng lý luận tiên tiến là chủ nghĩa
Mác-Lênin.
+) giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật
cao; ý thức đó được hình thành do lao động trong nền công nghiệp hiện đại, với
điều kiện sản xuất tập trung, sự phân công lao động tỉ mỉ nên buộc công nhân phải
có tác phong công nghiệp và từ tác phong công nghịêp ấy mà ý thức tổ chức kỷ luật
được hình thành. Mặt khác, do giai cấp công nhân thường xuyên phải đương đầu với
bộ máy đàn áp khổng lồ và nhiều thủ đoạn thâm độc của giai cấp tư sản, do vậy,
để đấu tranh chống lại bộ máy ấy, giai cấp công nhân phải đoàn kết, tổ chức chặt
chẽ và có ý thức tổ chức kỷ luật cao. d) giai cấp công nhân là giai cấp có bản
chất quốc tế. Do giai cấp công nhân ở tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều có địa
vị kinh tế-xã hội giống nhau, vì vậy, họ có mục tiêu đấu tranh chung. Mặt khác,
chủ nghĩa tư bản cũng là một lực lượng quốc tế nên muốn giành được thắng lợi,
giai cấp công nhân phải đoàn kết quốc tế.
0 Comments