Đồng chí phân tích Quy trình ra quyết định và tổ chửc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Liên hệ việc thực hiện các quy trình nãy ở địa phương, cơ sở cua đồng chí

Đồng chí phân tích Quy trình ra quyết định và tổ chửc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Liên hệ việc thực hiện các quy trình nãy ở địa phương, cơ sở cua đồng chí

a.      Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.
Quy trình ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở gồm các bước sau:
Sáng kiến ban hành quyết định
            Đây là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở, chính quyền cấp xã, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định lãnh đạo, quản lý căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, yêu cầu quản lý nhà nước để ra quyết định. Tùy theo tổ chức, cơ quan ra quyết định các căn cứ đó là:
            - Thể chế hóa và cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng cấp trên.
            - Thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, lệnh, nghị quyết, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
            - Giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tế để chỉ đạo hoặc trực tiếp xử lý các tình huống cụ thể theo đúng thấm quyền pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
            - Ra quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở còn căn cứ vào sự tham gia, đóng góp ý kiến của các đoàn thề nhân dân, tổ chức xã hội, của cử tri.
            Trong bước này, sau khi có đủ căn cứ ra quyết định, tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ra quyết định giao cho tổ chức, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chủ trì soạn thảo quyết định.
Soạn thảo quyết định
            Tùy loại quyết định lãnh đạo, quản lý, việc soạn thảo dự thảo quyết định được tiến hành theo các bước nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, bước soạn thảo dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý đề phải tiến hành các việc như sau:
            - Tổng kết, khảo sát, đánh giá tình hình liên quan đến nội dung dự tháo;
            - Xây dựng dự thảo (bao gồm cả việc nghiên cứu thông tin, tư liệu, chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo);
            - Tổ chức lấy ý kiên tổ chức, cơ quan, cá nhân hữu quan và các đổi tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định. Đây là một công việc hết sức cần thiết để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Tùy theo tính chất và nội dung dự thảo, các tổ chức, chính quyền cấp xã có thể đưa nội dung dự thảo lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên Internet để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến;       
            - Đối với những quyết định lãnh đạo, quản lý quan trọng còn phải thực hiện việc thẩm định dự thảo quyết định trước khi xem xét, thông qua.
Xem xét, thông qua dự thảo quyết định
            Dự thảo quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải được xem xét, thông qua theo đúng thủ tục, trình tự pháp luật quy định hoặc Điều lệ Đảng quy định.
            Quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở chủ yếu được xem xét thông qua theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Bên cạnh đó trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay còn đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc ra những quyết định quản lý được pháp luật quy định.
Ra quyết định
            Thực hiện bước này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc, thể thức, thủ tục ban hành văn bản. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức văn bản.
b. Quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở
            Quy trình tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở gồm các bước sau:
            - Triển khai quyết định.
            Việc triển khai quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở đến đối tượng quản lý theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ của Đảng.
            Nhận được quyết định, các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan phải thực hiện triệt để bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình, đảm bảo việc triển khai thực hiện không được trái với quyết định lãnh đạo, quản lý đã được ban hành.
            Trong điều kiện mở rộng phát huy dân chủ ở cơ sở hiện nay, phần lớn các quyết định lãnh đạo, quản lý đều được công bố công khai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, nội dung một cách rộng rãi với những hình thức phù hợp với điều kiện của địa phương để tạo sự tự giác chấp hành, công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng cơ sở, chính quyền với các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.
            - Tổ chức lực lượng thực hiện quyết định.
            Cần bố trí, tổ chức lực lượng cán bộ phù họp để thực hiện quyết định, đồng thời bảo đảm những phương tiện cần thiết về vật chất, về tài chính cho việc thực hiện quyết định.
            Tuỳ thuộc vào từng loại quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Các biện pháp có thể lựa chọn là:
            + Quyết định được thực hiện đối với toàn bộ phạm vi đối tượng, lĩnh vực cần thiết điều chỉnh, tác động.
            + Quyết định được thực hiện thí điểm (làm thử đối với một số đối tượng, ở một số nơi để rút kinh nghiệm, sau đó mới sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm. Ra quyết định chính thúc để triển khai rộng rãi).
            + Quyết định được triển khai thực hiện rộng, nhưng cần có sự chỉ đạo điểm để nhanh chóng rút kinh nghiệm để chỉ đạo thực hiện tiếp tục.
            - Kiểm tra việc thực hiện quyết định.
            Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý là bước bảo đảm sự thành công, hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định. Đây là một khâu không thể thiếu được trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung và lãnh đạo, quản lý ở cơ sở nói riêng.
            Việc ra quyết định lãnh đạo, quản lý phải gắn liền với việc kiểm tra thực hiện quyết định.
            Việc kiểm tra có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả một cách có hệ thống, có kế hoạch. Việc kiểm tra phải chú ý tới cá hai mặt của việc thực hiện quyết đinh. Một mặt là tìm ra nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt quyết định, mặt khác cũng chú ý tới kết quả tốt, tìm ra những ưu điểm, đúc kết bài học kinh nghiệm thành công trong việc thực hiện quyết định.
            Việc kiểm tra thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải được xây dựng thành kế hoạch ngay từ giai đoạn nghiên cứu dự thảo quyết định, trong đó xác định rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra và đối tượng chịu sự kiểm tra. Tiếp đó, việc kiểm tra phải được tiến hành ngay sau khi ban hành quyết định và trong suốt thời gian thực hiện quyết định.
            Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng là:
            + Kiểm tra thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết định.
            + Kiểm tra đột xuất có trọng điểm, nhằm vào một số khâu nhất đinh.
            + Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quvết định.
            Qua công tác kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan, lo chức có thấm quyền phải xư lý kết quả kiểm tra.
            - Đôn đốc việc thực hiện, bố sung quyết định cần thiết.
            - Khen thưởng người tốt, việc tốt.
            - Xứ lý cơ quan, tổ chức, cá nhân sai phạm.
            - Sơ kết.
            - Tống kết, đánh giá việc thực hiện quyết định.
            Sau khi thực hiện quyết định lãnh đạo, quàn lý cấp cơ sở phải tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định. Việc tổng kết, đánh giá phải dựa trên việc xử lý các số liệu thề hiện kết quả thực hiện, xử lý các thông tin phản hồi, xử lý kết quả kiểm tra việc thực hiện quyết định, v.v. Điều quan trọng là phải đánh giá việc thực hiện quyết định lãnh đạo, quản lý một cách chính xác, khách quan, trung thực, cụ thể kết quả thực hiện quyết định, tuyệt đổi tránh căn bệnh phô trương, thổi phồng thành tích. Làm tốt công tác này góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, lý cấp cơ sở.
Liên hệ việc thực hiện các quy trình nãy ở địa phương, cơ sở cua đồng chí? Tự soạn

Post a Comment

0 Comments