1.
Khái niệm:
Theo nghĩa thông thường “văn phòng của một
cơ quan đơn vị là bộ phận phụ trách công việc giấy tờ, hành chính của cơ quan,
đơn vị ấy”.
Văn phòng
là bộ phận tổng hợp điều hành của cơ quan và tổ chức, nơi đó đó thu thập, xử lí
và cung cấp thông tin, chăm lo bảo đảm các điều kiện vật chất cho công tác quản
lý trong cơ quan.
2. Vị
trí, vai trò:
Văn phòng cấp ủy cơ sở là bộ phận trong tổ
chức bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cơ sở, được tổ chức để
giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ công tác văn phòng của cấp ủy, trực tiếp giúp cấp
ủy cơ sở tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo hàng ngày.
Công tác văn phòng cấp ủy cơ sở thuộc
trách nhiệm của cấp ủy, nhưng với vai trò là cơ quan chuyên trách, văn phòng cấp
ủy cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác văn phòng
cấp ủy cơ sở.
3.
Chức năng:
Văn phòng cấp ủy cơ sở có chức năng tham
mưu và phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cấp ủy cơ sở.
- Chức năng tham mưu của văn phòng cấp ủy
cơ sở là tham mưu về tổ chức sự hoạt động của cấp ủy cơ sở. Chức năng tham mưu
thể hiện ở các nhiệm vụ của văn phòng cấp ủy cơ sở như giúp cấp ủy xây dựng và
tổ chức làm việc theo chương trình công tác, quy chế hoạt động; giúp cấp ủy xây
dựng các văn bản; thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo; kiến nghị xử lý các vấn
đề thuộc chức năng lãnh đạo của cấp ủy cơ sở,…
- Chức năng phục vụ (còn gọi là giúp việc
điều hành) của văn phòng cấp ủy cơ sở là phục vụ các hoạt động của cấp ủy cơ sở
như: phục vụ các hội nghị, các cuộc trao đổi làm việc của cấp ủy với tập thể,
cá nhân khác liên quan đến hoạt động lãnh đạo của cấp ủy; giúp cấp ủy chuẩn bị
tài liệu, phương tiện bảo đảm sự làm việc của cấp ủy; làm các công tác đảng vụ
theo yêu cầu của cấp ủy; làm công tác hậu cần phục vụ hoạt động của cấp ủy,…
4.
Nhiệm vụ:
- Thường trực để giúp cấp ủy tiếp đón
khách, đảng viên và nhân dân đến liên hệ công tác, giải quyết các yêu cầu liên
quan đến cấp ủy.
- Giúp cấp ủy lập và thực hiện chương
trình công tác tuần, tháng, quý, năm, toàn khóa,…
- Giúp cấp ủy nắm tình hình và chuẩn bị
các báo cáo định kỳ.
- Giúp thường trực cấp ủy tổ chức các hội
nghị cấp ủy, các cuộc làm việc; làm thư ký ghi biên bản các hội nghị cấp ủy.
- Làm công tác văn thư, lưu trữ: tiếp nhận,
đăng ký, quản lý, lưu trữ tài liệu, công văn đi - đến để trình cấp ủy xử lý kịp
thời, chính xác; quản lý và sử dụng con dấu,…
- Giúp cấp ủy thu - nộp đảng phí theo quy
định; làm thủ quỹ của cấp ủy; quản lý tài sản trong trụ sở cấp ủy.
Ngoài ra, văn phòng cấp ủy cơ sở còn giúp
cấp ủy giải quyết các yêu cầu đột xuất.
5. Nội dung công tác văn phòng cấp ủy cơ sở:
a. Nội dung của nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy
- Tham mưu về tổ chức sự hoạt động của cấp
ủy cơ sở.
- Giúp cấp ủy xây dựng và tổ chứuc làm việc
theo chương trình công tác, quy chế hoạt động.
- Giúp cấp ủy xây dựng các văn bản.
- Thông tin tổng hợp phụv vụ lãnh đạo.
- Kiến nghị xử lý các vấn đề thuộc chức
năng lãnh đạo của cấp ủy cơ sở.
b. Nội dung của nhiệm vụ giúp việc cấp ủy:
- Phục vụ các hội nghị, các cuộc trao đổi
làm việc của cấp ủy đối với tập thể, cá nhân khác liên quan đến hoạt động lãnh
đạo của cấp ủy.
- Giúp cấp ủy chuẩn bị tài liệu, phương tiện
bảo đảm sự làm việc của cấp ủy.
- Làm công tác đảng vụ theo yêu cầu của cấp
ủy.
- Làm công tác hậu cần phục vụ hoạt động của
cấp ủy.
6.
Các phương thức tiến hành công tác văn phòng cấp ủy cơ sở:
- Sự phối hợp giữa văn phòng cấp ủy với
các ban đảng của cấp ủy và cấp ủy tổ chức đảng trực thuộc (đảng bộ cơ sở).
- Sự phối hợp giữa văn phòng cấp ủy với
các cấp ủy viên.
- Sự phối hợp giữa văn phòng cấp ủy với
các tổ chứuc chính quyền, chuyên môn, đoàn thể.
- Quan hệ giữa văn phòng cấp ủy cơ sở với văn
phòng cấp ủy cấp trên cơ sở.
0 Comments