BÀI 2: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

BÀI 2:  NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN


Nguyên tắc là những điều quy định bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức phải theo để giúp cá nhân, tổ chức đó thực hiện đ­ược mục tiêu của mình.
          Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Đảng ta khẳng định: “Sự chặt chẽ về nguyên tắc là vấn đề sống còn của Đảng và bảo đảm quan trọng nhất cho sức sống, sự trong sạch và vững mạnh của Đảng”[1].
Kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, khi nào giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản Đảng vững vàng, có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng thành công và ngày càng phát triển; ngược lai, khi Đảng cộng sản nào mất cảnh giác, lơi lỏng, xa rời các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản thì sẽ bị suy yếu, thậm chí tan vỡ.
          Trên cơ sở những nguyên lý xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và thực tiễn hoạt động của Đảng, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua quy định: "Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật[2]. Bài học này sẽ nghiên cứu 3 nguyên tắc: tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bìnhđoàn kết. Trong đó trọng tâm là nguyên tắc tập trung dân chủ.
1. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG
1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng Cộng sản
           Tập trung dân chủ là một nguyên tắc tổ chức quy định sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở tôn trọng và phát huy quyền dân chủ. (Từ điển Tiếng Việt - Nxb Đà Nẵng, năm 2000).
          Sự cần thiết của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
 * Xuất phát từ bản chất của Đảng Cộng sản
-  Là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng phải có tổ chức chặt chẽ, tập trung, thống nhất ý chí, hành động.
- Là liên minh tự nguyện của những người cùng chung chí hướng cộng sản, đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội – một xã hội dân chủ, do đó, Đảng phải được tổ chức và hoạt động theo lối dân chủ, đảm bảo phát huy sáng kiến và tính tích cực sáng tạo của mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên, có như vậy mới phù hợp với bản chất giai cấp công nhân và mục đích của Đảng.
Vì vậy, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là xa rời bản chất của Đảng Cộng sản. 
 * Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ lịch sử của Đảng
Nhiệm vụ lịch sử của Đảng Cộng sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nhiệm vụ đó rất to lớn nhưng mới mẻ, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải tổ chức dân chủ để phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, lực lượng của đảng viên và các tổ chức trong toàn Đảng. Mặt khác, nhiệm vụ lịch sử của Đảng rất gay go, phức tạp, quyết liệt, lâu dài, đối đầu với các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội, do đó, Đảng lại phải tổ chức một cách tập trung với sự thống nhất về tổ chức và hoạt động, kỷ luật nghiêm minh mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó.
          * Xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế
  - Thực tiễn cho thấy, với nguyên tắc tập trung dân chủ, nhiều Đảng Cộng sản đã xây dựng mình thành đội tiền phong chiến đấu có tổ chức chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách khốc liệt, lãnh đạo cách mạng giành những thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, cũng có Đảng Cộng sản cầm quyền đã dao động, từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy Đảng Cộng sản nào lơi lỏng, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ thì sẽ bị suy yếu, khó khăn, thậm chí tan rã, như Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản cầm quyền ở Đông Âu trước đây.
 - Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhờ được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng ta đã có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công và ngày càng phát triển. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn đang ra sức tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ hòng làm cho các Đảng Cộng sản còn lại dao động từ bỏ nguyên tắc này, tạo cơ hội cho các lực lượng đối lập ngóc đầu dậy. Nhưng, với kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng. Mọi mưu toan xa rời, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng đều bị phê phán, ngăn chặn.
Tóm lại: Mọi thành công hoặc thất bại trong cuộc đấu tranh để xây dựng tổ chức, thực hiện mục đích của Đảng, đều tùy thuộc vào nhận thức và hành động đúng hay không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đảng nào vi phạm hoặc rời xa nguyên tắc tập trung dân chủ đều dẫn đến giảm sút sức chiến đấu, phân liệt, thậm chí tan rã.
Bảo vệ và kiên trì nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng luôn luôn là nhiệm vụ sống còn của Đảng, không thể coi nhẹ.
1.2. Vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ
-  Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của Đảng.
+ Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ quy định cơ cấu, hình thức tổ chức, thiết lập các cơ quan lãnh đạo của Đảng; xác lập nguyên tắc giải quyết các mối liên hệ trong nội bộ Đảng. Trong đó, quy định các cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử dân chủ lập ra; quy định đảng viên có quyền được thông tin, thảo luận, biểu quyết các vấn đề, công việc của Đảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định; được phê bình, chất vấn; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời, được trình bày, bảo lưu ý kiến, v.v. Nhưng, khi Đảng đã có nghị quyết thì mọi tổ chức đảng, đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số phải chấp hành nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Nó quy định mối quan hệ của đảng viên với tổ chức đảng, giữa các tổ chức đảng từ dưới lên trên, giữa một cấp ủy đảng với đại hội đại biểu hay đại hội đảng viên của cấp đó...
Tinh thần chủ yếu của nguyên tắc này là bảo đảm cho sự thống nhất về tư tưởng và chính trị của Đảng Cộng sản được củng cố bằng sự thống nhất về tổ chức. Nó làm cho Đảng Cộng sản được xây dựng thành một đội ngũ có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao, phát huy được cao độ tính chủ động, năng động và sáng tạo của đông đảo cán bộ, đảng viên. Nó bảo đảm cho Đảng luôn luôn là một tổ chức chiến đấu, một tổ chức lãnh đạo, một tổ chức hành động mà không phải là một câu lạc bộ chỉ bàn cãi suông.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ có vị trí quan trọng hàng đầu trong tổng thể các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Việc thực hiện đúng hay không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ chi phối đến chất lượng của việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của Đảng, như: Tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất...
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc phân biệt chính đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân với các đảng phái khác. Nguyên tắc này đã được V.I.Lê nin khẳng định để xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, phân biệt với các đảng cơ hội trong Quốc tế II hồi đầu thế kỷ XX. Thừa nhận và tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ là một dấu hiệu, một điều kiện cơ bản bảo đảm cho một chính đảng đi theo và trung thành với những nguyên tắc của một Đảng mácxít – lêninnít.
1.3. Nội dung và sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
1.3.1. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ
* Nguyên tắc tập trung dân chủ có những nội dung chủ yếu sau:
- Đảng viên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, đều được trực tiếp hoặc thông qua đại biểu tham gia mọi công việc của Đảng;
- Công việc của Đảng được thảo luận và quyết định theo đa số, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu;
- Cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra, phải báo cáo và thông báo tình hình hoạt động của cấp ủy;
- Đảng có một Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối lãnh đạo thống nhất;
- Đảng có một trung tâm lãnh đạo thống nhất: là Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng. Giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành Trung ương - cơ quan chấp hành ý chí của Đại hội, thống nhất lãnh đạo toàn Đảng thực hiện nghị quyết của Đại hội;
- Đảng có kỷ luật thống nhất, bắt buộc đối với mọi thành viên, chấp hành Điều lệ Đảng, đường lối, Nghị quyết của Đảng, không có ngoại lệ;
- Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng.
Ba nội dung đầu thể hiện tính dân chủ trong Đảng, 4 nội dung sau thể hiện tính tập trung trong Đảng.
Các Đảng Cộng sản căn cứ vào đặc điểm tình hình của mình có quy định nội dung cụ thể cho phù hợp.
* Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Điều 9 của Điều lệ Đảng (Khóa XI) quy định nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
          2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
3. Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
1.3.2. Sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
* Tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời giữa tập trung và dân chủ. Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung.
- Tập trung trong Đảng là tập trung trí tuệ, tập trung lực lượng, tập trung thống nhất về ý chíhành động...
+ Tập trung dân chủ là nguyên tắc hướng tới sự tập trung, thống nhất, nhưng đó là sự tập trung trên cơ sở dân chủ, mọi quyết định đều phải được thảo luận trên cơ sở dân chủ, toàn bộ quá trình đi tới sự tập trung phải là một quá trình dân chủ. VD:
+ Tập trung không trên cơ sở dân chủ thì sẽ trở thành tập trung quan liêu, chuyên quyền, độc đoán.
- Dân chủ trong Đảng quyÒn cña mäi ®¶ng viªn đưc ph¸t huy trÝ tuÖ vµ n¨ng lùc, trùc tiÕp hoÆc th«ng qua ®¹i biÓu tham gia mäi c«ng viÖc cña жng.
+ Dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung, đi tới tập trung (đi tới quyết định chung buộc mọi người phải tuân theo) Ví dụ...
+ Dân chủ mà không đi tới tập trung thì sẽ rơi vào tình trạng dân chủ vô tổ chức, hỗn loạn.
* Tập trung càng cao thì dân chủ càng phải mở rộng và dân chủ càng mở rộng thì tập trung càng cao.
+ Nếu tập trung càng cao mà dân chủ bị hạn chế thì tập trung đó trở thành tập trung quan liêu, hình thức hoặc độc đoán.
+ Nếu mở rộng dân chủ mà dẫn tới làm lỏng lẽo, suy giảm tập trung thì đó là dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật - dân chủ đó hoàn toàn xa lạ với nguyên tắc tập trung dân chủ
Tùy tình hình, nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ, cách thực hiện và phạm vi áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ có sự khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa coi tập trung hay dân chủ là chính còn mặt kia là phụ.
          1.4. Đảng Cộng sản Việt Nam thc hin nguyên tắc tp trung dân chủ
1.4.1. Thực trạng
* Ưu điểm
 Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã giữ vững và có nhiều tiến bộ trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, thể hiện:
-  Chế độ tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững.
- Những quyết định lớn của Đảng đã được tổ chức thảo luận rộng rãi, ly ý kiến ca đảng viên và t chc đảng t cơ s tr lên.
-  Sinh hot ca các cp ủy và t chc đảng được tiến hành dân ch ci m hơn, các cp ủy viên mnh dn trình bày ý kiến riêng của mình, tăng cường các hình thc giao ban, hi tho tiếp xúc trc tiếp gia cán b ch cht vi đảng viên và nhân dân.
- Vic bu c trong Đảngphong cách lãnh đạo của Đảng có tiến bộ theo hướng dân chủ hơn.
- Công tác t chc và cán bộ, nhất là đánh giá tuyn chn, bổ nhiệm cán b được tiến hành công khai, dân chủ.
- Tình trng cc bộ, mt đoàn kết trong cán b được chn chnh kp thi hơn, nhng t chc cá nhân vi phm b x lý kp thi...
 Những tiến bộ và kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng tuy mới là bước đầu, nhưng đã góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc đổi mới.
* Khuyết điểm
Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng, thậm chí bị vi phạm:
- Còn hiện tượng chưa thống nhất cao với đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, dao động, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
-  Còn tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo cáo không trung thực.
- Dân chủ trong Ðảng còn bị vi phạm. Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, của cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức...
* Nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế
- Một số cấp ủy và cán bộ đảng viên chưa có nhận thức đúng về nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, chính xác thành những tiêu chuẩn, quy định như là một cơ chế bắt buộc mọi tổ chức, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành. Còn thiếu những quy chế cụ thể bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt tuy có nhận thức đúng về nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng không gương mẫu hoặc cố tình thực hiện sai lệch nguyên tắc này vì vụ lợi cá nhân.
- Công tác kiểm tra, giám sát ở nhiều tổ chức đảng bị buông lỏng, việc thi hành kỷ luật đối với những vi phạm chưa nghiêm túc, dẫn đến tình trạng coi thường kỷ cương, kỷ luật, cố tình vi phạm nguyên tắc này...
1.4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung dân chủ; làm rõ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tình hình mới; đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, quy chế hóa nguyên tắc tập trung dân chủ cho từng lĩnh vực, từng mặt công tác xây dựng Đảng.
          - Mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Xây dựng các thiết chế, cơ chế cho phép phát huy thật sự mạnh mẽ dân chủ, trước hết là bảo đảm thực hiện các quyền của đảng viên, nhất là quyền được thảo luận, chất vấn, phê bình, thông tin, bảo lưu ý kiến. Đồng thời với mở rộng dân chủ phải củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Mọi tổ chức đảng đảng viên phải thực hiện nhiệm vụ chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của Đảng.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách. Thể chế hóa thành các quy chế, quy định cụ thể về tổ chức, lề lối làm việc, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để vừa giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, vừa tăng cường mạnh mẽ trách nhiệm cá nhân. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những đảng viên, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG
2.1. Khái niệm
          Trong bài báo "Tự phê bình, phê bình, sửa chữa", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về tự phê bình và phê bình. Người viết: "Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm.
          Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ.
          Mục đích của tự phê bình và phê bình đều nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ[3].
Từ định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình cần chú ý:
Thứ nhất, chủ thể và đối tượng của tự phê bình và phê bình trong Đảng là mọi đảng viên của Đảng, là tất cả các tổ chức trong Đảng.
Thứ hai, hoạt động tự phê bình và phê bình diễn ra trong phạm vi sinh hoạt đảng. Chỉ trong sinh hoạt đảng thì đảng viên mới được lấy tư cách là đảng viên để phê bình đồng chí của mình và phê bình các tổ chức của Đảng. Ngoài sinh hoạt đảng thì không được nhân danh đảng viên để phê bình đồng chí và tổ chức của mình.
Thứ ba, tự phê bình và phê bình nhằm giáo dục rèn luyện đảng viên, làm cho bản thân và đồng chí của mình không ngừng tiến bộ, phê bình không phải để nói xấu; đả kích, hạ uy tín của đồng chí mình. Thông qua tự phê bình và phê bình làm cho nội bộ tổ chức đảng mạnh lên, đoàn kết thống nhất được củng cố, chống chia rẽ, bè phái.
2.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng
          * Xuất phát từ quy luật phát triển của Đảng Cộng sản
          - C. Mác khẳng định: Những sai lầm về sách lược là lúc nào cũng có thể có, do vậy sự phê phán là yếu tố sống còn của nó. Ph.Ăngghen cũng cho rằng việc tự phê bình và phê bình là tuyệt đối cần thiết và bằng cách đó đảng học đ­ược cách hoạt động tốt hơn.
          - V.I. Lênin chỉ rõ: Không có và không thể có những người không phạm sai lầm; tự phê bình là một việc tuyệt đối cần thiết cho hết thảy mọi chính đảng sống và đầy sức sống. Không gì tầm thường bằng chủ nghĩa lạc quan tự mãn.
          "Tất cả những đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay, đều bị tiêu vong vì tự cao, tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình, và vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình. Còn chúng ta, chúng ta sẽ không bị tiêu vọng, vì chúng ta không sợ nói lên những nhược điểm của chúng ta, và những nhược điểm đó, chúng ta sẽ học được cách khắc phục"[4].
          - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm. Bởi vậy, Người căn dặn cán bộ, đảng viên nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng, nguy đến tính mệnh: "Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính"[5].
          - Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi trọng tự phê bình và phê bình. Đảng ta khẳng định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân. “Phải làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, thật sự trở thành vũ khí sắc bén của toàn Đảng, làm cho tự phê bình và phê bình thật sự là một quy luật phát triển của Đảng”[6].
          Tóm lại, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta, trong quá trình hoạt động, Đảng không tránh khỏi mắc phải sai lầm, khuyết điểm và tự phê bình và phê bình là tuyệt đối cần thiết giúp Đảng kịp thời phát hiện và sửa chữa khuyết điểm, làm cho Đảng ngày càng phát triển vững mạnh. Tự phê bình và phê bình là một quy luật phát triển của Đảng.
          * Xuất phát từ vai trò, tác dụng của tự phê bình và phê bình đối với giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên; củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.
          - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng phải giải quyết nhiều vấn đề mới phức tạp, cán bộ, đảng viên không thể nắm bắt, nhận thức đầy đủ và sâu sắc ngay được những vấn đề mới đang hàng ngày, hàng giờ nảy sinh trong xã hội, vì vậy thường khó tránh được sai lầm, khuyết điểm. Thông qua tự phê bình và phê bình mới có thể chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sai lầm, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục. Qua đó, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của cán bộ, đảng viên để họ trở thành những cán bộ, đảng viên tốt, đồng thời giúp cho những cán bộ, đảng viên khác tránh những sai lầm, khuyết điểm tương tự.
          - Tự phê bình và phê bình còn là biện pháp tích cực để củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Nhờ tự phê bình và phê bình nghiêm túc, đúng đắn mà những mâu thuẫn, bất đồng, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân được giải quyết có lý, có tình, không để tích tụ lại từ nhỏ thành lớn, phá hoại khối đoàn kết thống nhất của Đảng, không để những người thiếu thiện chí với Đảng lợi dụng những bất đồng, những mâu thuẫn đó gây chia rẽ Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng"[7].
           * Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
          Kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cộng sản thế giới cho thấy, khi Đảng Cộng sản nào xa rời nguyên tắc tự phê bình và phê bình thì sẽ mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, rơi vào các sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh nguy hiểm.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hơn 80 năm qua, nhờ thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình, Đảng ta đã sửa chữa kịp thời nhiều sai lầm, khuyết điểm, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh, vượt qua những thử thách quyết liệt, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
3. Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng
Một là, tính đảng
          - Phải trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng để tự phê bình và phê bình; phải đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng và hành động sai trái; không chấp nhận tính thụ động, bàng quan với những sai lầm, khuyết điểm của bản thân và của đồng chí mình.
          - Tự phê bình và phê bình ngay khi thấy có những biểu hiện lệch lạc, phải đối chiếu với yêu cầu tư cách, tiêu chuẩn đảng viên, cán bộ và những quy định của Đảng để tự  phê bình và phê bình, không đợi đến khi sai lầm, khuyết điểm đã rõ ràng, có bằng chứng pháp lý mới tiến hành tự phê bình và phê bình.
          Hai là, tính giáo dục
          Tự phê bình và phê bình của Đảng Cộng sản nhằm mục đích chính là củng cố Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách công tác, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên... Đây là những điểm thể hiện rõ nhất tính giáo dục sâu sắc của tự phê bình và phê bình của Đảng Cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ tự phê bình và phê bình "một mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyết khích nhau, bắt chước nhau"[8]; “để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng"[9].
Ba là, khách quan, trung thực, chân thành và công khai
          - Tự phê bình bản thân phải trung thực, phải thật thà nhận khuyết điểm để tìm cách sửa chữa.
          - Phê bình người khác phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội vàng quy kết cho đồng chí mình; phải chân thành, thân ái, trên tình đồng chí.
          - Tự phê bình và phê bình phải công khai: công khai nói rõ những ưu điểm, khuyết điểm của mình và của đồng chí mình, phân tích, xem xét, đánh giá mọi công việc của tổ chức đảng trước mặt cán bộ, đảng viên và tiến hành trong tổ chức đảng. Không phê bình trước mặt mà nói sau lưng, đó là việc làm không trong sáng.
          Bốn là, cụ thể, thiết thực và kịp thời
          - Tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực là phải có nội dung, có địa chỉ, phải chỉ ra được đúng, sai, nguyên nhân và cách khắc phục, phải gắn với điều kiện cụ thể của từng tổ chức Đảng và từng cán bộ, đảng viên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên.
          - Tính kịp thời của tự phê bình và phê bình tức là phải tự phê bình và phê bình ngay những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và của tổ chức đảng, không để chúng tích tụ lại, trầm trọng thêm, ngăn chặn không để chúng tái diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác.
2.4. Nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng
2.4.1. Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng
Bao gồm toàn bộ các mặt hoạt động của các tổ chức đảng và của mọi đảng viên. Trong điều kiện hiện nay, tự phê bình và phê bình cần hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các nghị quyết của Đảng; thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng, thực hiện nhiệm vụ xây dựng  và chỉnh đốn Đảng mà trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, nhằm nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.
          2.4.2. Hình thức tự phê bình và phê bình trong Đảng
 Được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các hội nghị chi bộ, đảng bộ thường kỳ, các đại hội Đảng các cấp, các đợt sinh hoạt chính trị tập trung, các báo cáo hàng tháng, hàng quý ...
          2.4.5. Phương pháp thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng
- Tự phê bình và phê bình từ trên xuống và từ dưới lên trên.
          - Kết hợp chặt chẽ phê bình với tự phê bình; tự phê bình và phê bình với sửa chữa khuyết điểm.
          - Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo và khéo léo về cách thức tiến hành.
Việc khéo léo sử dụng tự phê bình và phê bình sẽ làm tăng chất lượng của nó. Phê bình người nào, khi nào, nói những gì, bằng cách nào, nói đến mức độ nào... phải biết xử thế một cách rất tế nhị, không được làm cho họ khó chịu và nản lòng thì họ mới dễ tiếp thu và sửa chữa khuyết điểm nhanh chóng. Ngược lại, sử dụng không khéo tự phê bình và phê bình thì hiệu quả thu được thấp, thậm chí còn gây tác hại. Nếu né tránh lựa chiều khi tự phê bình và phê bình tác hại sẽ lớn hơn.
*Quy trình thực hiện tự phê bình và phê bình hiện nay?
          - Chủ trì (Bí thư, hoặc Phó Bí thư) quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình trong hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng cho tất cả cán bộ, đảng viên của tổ chức đảng.
          - Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên gợi ý bằng văn bản (hoặc cán bộ xuống dự trực tiếp) cho cấp dưới những vấn đề cần làm rõ trong tự phê bình và phê bình.
          - Cá nhân, tổ chức tự giác, nghiêm túc tự phê bình trước tập thể đảng viên.
          - Tập thể tổ chức đảng tham gia đóng góp ý kiến cho cá nhân và tổ chức; chủ trì kết luận những ưu điểm và khuyết điểm của đối tượng tự phê bình.
2.5. Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng
2.5.1. Tình hình thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng
* Ưu điểm
- Tự phê bình và phê bình và một truyền thống quý báu của Đảng. Mỗi khi phát hiện có sai lầm Đảng ta đã nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, đề ra biện pháp, sửa chữa kịp thời nhiều sai lầm, khuyết điểm, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh, vượt qua những thử thách quyết liệt, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Trong những năm gần đây, thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, nhất là kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (tháng 12-2011) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII (10-2016) về “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, đã có chuyển biến tích cực. Qua đó phát huy được ưu điểm, khắc phục được những khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót của tập thể và cán bộ, đảng viên, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng.
* Khuyết điểm
Việc tự phê bình và phê bình trong Đảng vẫn còn nhiều khuyết điểm, hạn chế, chất lượng thấp:
- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình ở một số nơi bị buông lỏng trong thực hiện, chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát.
- Ở nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, tự phê bình và phê bình chủ yếu được thực hiện vào dịp kiểm điểm cuối năm, chưa trở thành việc thường xuyên, hàng ngày.
- Nhiều đảng viên (nhất là đảng viên trẻ, mới kết nạp) ít thể hiện quan điểm, chính kiến.
- Nội dung, hình thức tự phê bình và phê bình nhiều khi chưa đúng thực chất, vòng vo, né tránh, nể nang. Nhiều trường hợp, phê bình không chỉ rõ địa chỉ của những sai lầm khuyết điểm, không tập trung vào những vấn đề chủ yếu thuộc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc mà thường tập trung vào những điểm thứ yếu về cá tính, thói quen.
- Tình trạng lợi dụng phê bình để đả kích, nói xấu, hạ bệ lẫn nhau....còn xảy ra ở nhiều nơi.
Làm cho uy tín, sức chiến đấu của tổ chức đảng bị giảm sút, vừa làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân, vừa làm sai lệch trong nhận xét, đánh giá, dẫn đến những sai phạm khác trong công tác cán bộ và xây dựng tổ chức đảng.
2.5.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong Đảng hiện nay
- Nhận thức sâu sắc về vai trò và những đặc tính của tự phê bình và phê bình trong Đảng; xác định đúng nội dung, lựa chọn đúng hình thức và phương pháp tự phê bình và phê bình.  
- Tăng cường mở rộng dân chủ trong Đảng, đẩy mạnh việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện tốt dân chủ nội bộ Đảng để nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình phải đi liền với việc tăng cường sự lãnh đạo tập trung, giữ nghiêm kỷ luật.
- Thực hiện nghiêm chế độ, quy định về tự phê bình và phê bình, coi trọng việc gương mẫu tự phê bình của cán bộ chủ chốt và cán bộ cấp trên, đưa tự phê bình và phê bình thành nền nếp thường xuyên. Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu tự phê bình và tiếp thu phê bình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt nếu có khuyết điểm, sau khi tự phê bình và được cấp dưới phê bình cần định thời gian khắc phục.
          - Đối với từng đảng viên cần thực hiện nghiêm túc các quy định về tự phê bình và phê bình, chủ động thực hiện quyền được phê bình và chất vấn trong phạm vi tổ chức về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, khắc phục tâm lý ngại tự phê bình và phê bình, né tránh, lựa chiều khi phê bình người khác, nhất là khi phê bình cán bộ chủ chốt và cán bộ cấp trên.
          - Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức cho nhân dân phê bình cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng; kết hợp chặt chẽ tự phê bình và phê bình trong Đảng với phê bình của nhân dân.
- Kết hợp tự phê bình và phê bình với công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm sau khi tự phê bình và phê bình.
          - Đấu tranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên có thái độ và hành động không đúng đối với người phê bình thẳng thắn; xử lý kiên quyết, thích đáng những người lợi dụng phê bình để vu khống, xuyên tạc, chia rẽ nội bộ và trả thù cá nhân, nhất là đối với những kẻ lợi dụng phê bình để truyền bá quan điểm sai trái, tuyên truyền xuyên tạc làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tay cho kẻ thù phá hoại Đảng, phá hoại cách mạng.
- Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp trên, nhất là với những tổ chức đảng yếu kém, nội bộ có nhiều vấn đề phức tạp. 
3. NGUYÊN TẮC ĐOÀN KẾT TRONG ĐẢNG
3.1. Khái niệm và cơ sở của đoàn kết trong Đảng
3.1.1. Khái niệm đoàn kết trong Đảng
          - Khi bàn về đoàn kết giai cấp vô sản thế giới Ph.Ăngghen viết: "Giai cấp vô sản châu Âu và châu Mỹ đang điểm lại lực lượng chiến đấu của mình, lực lượng lần đầu tiên được huy động thành một đạo quân duy nhất, dưới cùng một ngọn cờ và nhằm cùng một mục đích"[10].
          - Theo quan điểm của V.I. Lênin, đoàn kết trong Đảng là trong nội bộ không có các phe nhóm; là sự bàn bạc, thảo luận dân chủ mọi công việc của tổ chức đó, khi nghị quyết ban hành theo đa số của những người có ý thức tổ chức thì mọi thành viên phải tự giác chấp hành vô điều kiện.
          - Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đoàn kết trong Đảng có nghĩa là trong Đảng không có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”; Đảng tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người; trong Đảng không có tình trạng kèn cựa địa vị, nói xấu lẫn nhau...
          - Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ đoàn kết trong Đảng: “Đó là sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thống nhất ý chí và hành động dựa trên đường lối cách mạng đúng đắn và những nguyên tắc tổ chức của đảng vô sản”[11].
Tóm lại: đoàn kết thống nhất trong Đảng là sự liên hợp, cố kết của tất cả đảng viên thành một chỉnh thể thống nhất trên cơ sở nền tảng tư tưởng, đường lối, nghị quyết, nguyên tắc tổ chức của Đảng và tình đồng chí giữa các đảng viên để thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ cách mạng.
          3.1.1. Cơ sở của đoàn kết thống nhất trong Đảng
- Cương lĩnh, Điều lệ.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa XI): "Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động... đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng"
- Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng; tình cảm cách mạng, tình đồng chí của người cộng sản.
3.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn của nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng
*  Xuất phát từ bản chất và yêu cầu nhiệm vụ của Đảng
- Đảng là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Để làm tròn sứ mệnh của đội tiền phong chiến đấu đó, chiến thắng được kẻ thù là những lực lượng có trình độ tổ chức cao, Đảng Cộng sản phải là một khối thống nhất ý chí và hành động.
C. Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ: “Chỉ có sức mạnh đoàn kết và tổ chức mới có thể đảm bảo thắng lợi cho phong trào công nhân ở mỗi nước”[12].
       V.I. Lênin cho rằng, không thể có được sự đoàn kết thống nhất giai cấp công nhân nếu thiếu sự đoàn kết thống nhất chính đảng của nó, rằng đoàn kết thống nhất trong Đảng luôn là nguồn sức mạnh vô địch, vô tận của Đảng, là nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của cách mạng.
- Đoàn kết thống nhất còn xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ rất nặng nề của Đảng Cộng sản: lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa và tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đòi hỏi phải có sức mạnh thống nhất của toàn Đảng mới có thể thực hiện.
*  Xuất phát từ vai trò của đoàn kết thống nhất
- V.I. Lênin: đoàn kết là sức mạnh to lớn của Đảng. Đó là sự đoàn kết của những người cùng chung lý tưởng cộng sản, chung mục đích và có lợi ích chung.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất là nguồn gốc của sức mạnh, là then chốt của thành công, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Trong Di chúc của mình, Người căn dặn: “Từ Trung ương đến chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”[13]. 
- Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam, Đảng ta xác định đoàn kết thống nhất là một nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, là sinh mệnh của Đảng, là “vấn đề sống còn của cách mạng"[14]. Do đó, “chia rẽ, bè phái phải coi là phạm tội lớn nhất đối với Đảng[15].
3.3. Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng
3.3.1. Thực trạng đoàn kết thống nhất trong Đảng
* Ưu điểm
- Đoàn kết thống nhất là truyền thống tốt đẹp của Đảng ta từ khi ra đời đến nay. Nhờ đó Đảng đã có sức mạnh to lớn, đồng thời xây dựng được sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc, huy động được sức mạnh đoàn kết quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành những thắng lợi to lớn...
- Từ năm 1986 đến nay, là thời kỳ Đảng đứng trước thách thức quyết liệt chưa từng có, song nhìn chung Đảng vẫn giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường đoàn kết toàn dân.
* Khuyết điểm
- Vẫn còn tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số tổ chức đảng, không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng.
- Một biểu hiện rất nguy hiểm của đoàn kết thống nhất trong Đảng là tình trạng đoàn kết xuôi chiều, tác hại của nó không kém tình trạng mất đoàn kết.
          * Nguyên nhân gây mất đoàn kết
  -  Nguyên nhân chủ quan:
1. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
2. Tính đảng của cán bộ, đảng viên thấp, không giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, tự phê bình và phê bình yếu.
3. Khuyết điểm trong công tác cán bộ, bố trí không đúng người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền.
4. Trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt yếu, không lắng nghe ý kiến của tập thể và cấp dưới, độc đoán chuyên quyền...
5. Nhận thức và thực hiện chưa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Quy chế làm việc không rõ ràng, thiếu chặt chẽ; thực hiện quy chế đề ra thiếu đồng bộ. “Còn tình trạng dân chủ hình thức, thống nhất một chiều, thiếu sự tranh luận, thảo luận thấu đáo, dẫn đến mất đoàn kết nội bộ ở một số nơi”[16]
6. Tổ chức đảng buông lỏng vai trò lãnh đạo, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên; phát hiện và giải quyết các vụ mất đoàn kết chậm chạp, thiếu dứt điểm
  3.3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay:
1. Xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn làm cơ sở cho sự thống nhất về chính trị, tư tưởng.
Quan tâm xây dựng đường lối, chính sách đúng, cơ chế hợp lý, đây là những điều kiện, là cơ sở đảm bảo sự đoàn kết thống nhất tư tưởng, tổ chức cũng như hành động.
2. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình vì đây là 2 nguyên tắc trực tiếp tác động đến sự thống nhất, đoàn kết. Đảng ta khẳng định: Để giữ vững và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, ở tất cả các cấp, các ngành, phải luôn luôn phát huy dân chủ và đề cao kỷ luật, thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc trong các cấp ủy và chi bộ đảng, chống thái độ, bàng quan, vô trách nhiệm.
          3. Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, chăm lo củng cố tình đồng chí trong Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân.
  Thường xuyên tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội; chống kèn cựa, cục bộ, bè phái. Bồi dưỡng tình thương yêu đồng chí, tôn trọng lẫn nhau, khiêm tốn lắng nghe ý kiến của nhau; khi có ý kiến khác nhau về chủ trương, biện pháp phải bình tĩnh, dân chủ, biết chờ đợi nhau để giải quyết, không để phát triển thành những bất đồng, xung đột cá nhân gây nên chia rẽ.
          4. Bố trí đúng người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền.
Mất đoàn kết thường xảy ra giữa các cán bộ chủ chốt hoặc xảy ra do người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền không đủ khả năng xây dựng khối đoàn kết, thống nhất. Vì vậy, bố trí đứng người đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền là biện pháp có vị trí hàng đầu để giải quyết tình trạng mất đoàn kết.
Thực tế cho thấy, đoàn kết thống nhất trong cán bộ lãnh đạo ở cấp càng cao thì tác động, ảnh hưởng đối với Đảng càng mạnh, sức lan tỏa ra xã hội càng lớn. Ngược lại, nếu những người nắm trọng trách lãnh đạo, nhất là ở cấp cao nếu không có ý thức đoàn kết thống nhất thì không những gây nguy hại mà còn tạo ra những nguy cơ lớn, khó lường cho toàn Đảng. 
5. Xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc, nhất là các quy chế về công tác cán bộ.
  Xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, chặt chẽ và thực hiện đúng quy chế (nhất là quy chế về công tác cán bộ, quy chế chi tiêu nội bộ, sử dựng tài sản công...) Đây là những điều kiện, là cơ sở đảm bảo sự đoàn kết thống nhất tư tưởng, tổ chức cũng như hành động.
          6. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách; xóa bỏ các bất bình đẳng về thu nhập, điều kiện làm việc.       
Đảng phải xoá bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi, các bất bình đẳng về thu nhập, điều kiện làm việc. Lênin đã từng nói tình trạng đặc quyền, đặc lợi là nguồn gốc gây nên sự tan rã trong Đảng và làm uy tín của các đảng viên cộng sản bị giảm sút.
          7. Phát hiện sớm và tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mất đoàn kết.
  Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết, xác định đúng nguyên nhân và tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng mất đoàn kết, xử lý nghiêm những người gây ra mất đoàn kết.
          8. Phòng chống sự tấn công phá hoại khối đoàn kết thống nhất trong Đảng của các thế lực thù địch.
  Phòng chống sự tấn công phá hoại khối đoàn kết thống nhất trong Đảng của các thế lực thù địch. Cần nâng cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh vạch trần và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tấn công phá hoại khối đoàn kết thống nhất trong Đảng.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, t.37, Nxb CTQG, H., 2004, tr. 772
[2] Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, NxbCTQG, H, 2011, tr.5.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t10, tr.386
[4] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, t.45, tr.141.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t.5, tr.301.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (tại Đại hội IV), Nxb Sự thật, H. 1977, tr.97.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t. 15, tr. 611.
15,16,18Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H.2011, t.5, tr.279,301,272

[10] C. Mác và Ph. Ănghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995,t.22,  tr. 99
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (tại Đại hội IV), Nxb Sự thật, H., 1977, tr 31.
[12] C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tậpNxb CTQG, H.1994,,t1 6, tr.707.
[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Nxb CTQG, H.2011, t.15, tr.611
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H, 1977, tr.143.
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Sự thật, H.2005, t.43,  tr. 62.
[16] . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.335

Post a Comment

0 Comments