Khái niệm: Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ
bản của Đảng, chỉ đạo mọi hoạt
động xây dựng tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác
của Đảng.
Nội dung và sự thống
nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên
tắc tập trung dân chủ
* Nguyên tắc tập
trung dân chủ có những nội dung chủ yếu sau:
- Đảng viên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, đều được trực tiếp hoặc
thông qua đại biểu tham gia mọi công việc của Đảng;
- Công việc của Đảng được thảo luận và quyết định theo
đa số, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu;
- Cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra, phải báo cáo và thông báo tình hình hoạt động của cấp ủy;
- Đảng có một Cương lĩnh,
Điều lệ và đường lối lãnh đạo thống nhất;
- Đảng có một trung tâm
lãnh đạo thống nhất: là Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng. Giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành Trung ương - cơ quan
chấp hành ý chí của Đại hội, thống nhất lãnh đạo toàn Đảng thực hiện nghị quyết
của Đại hội;
- Đảng có kỷ luật thống nhất, bắt buộc đối với mọi thành viên, chấp hành Điều lệ Đảng, đường lối, Nghị quyết của Đảng, không có
ngoại lệ;
- Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên, đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng.
(Ba
nội dung đầu thể hiện tính dân chủ trong Đảng, 4 nội dung sau thể hiện tính tập
trung trong Đảng)
Các Đảng Cộng sản căn cứ vào đặc điểm tình
hình của mình có quy định nội dung cụ thể cho phù hợp.
Sự thống nhất giữa tập trung và dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
* Tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất,
không tách rời giữa tập trung và dân chủ. Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ
dưới sự chỉ đạo của tập trung.
- Tập trung trong Đảng
là tập trung trí tuệ, tập trung lực lượng, tập
trung thống
nhất về ý chí và hành động...
+ Tập
trung dân chủ
là nguyên tắc hướng tới sự tập trung, thống nhất, nhưng đó là sự tập trung trên
cơ sở dân chủ, mọi quyết định đều phải được thảo luận trên cơ sở dân chủ, toàn
bộ quá trình đi tới sự tập trung phải là một quá trình dân chủ. VD:
+ Tập
trung không trên cơ sở dân chủ thì sẽ trở thành tập trung quan liêu, chuyên
quyền, độc đoán.
- Dân chủ
trong Đảng là quyÒn cña mäi ®¶ng viªn được ph¸t huy trÝ tuÖ vµ n¨ng lùc, trùc tiÕp hoÆc th«ng
qua ®¹i biÓu tham gia mäi c«ng viÖc cña жng.
+ Dân chủ phải dưới
sự chỉ đạo của tập trung, đi
tới tập trung (đi
tới quyết định chung buộc mọi người phải tuân theo) Ví dụ...
+ Dân
chủ mà không đi tới tập trung thì sẽ rơi vào tình trạng dân chủ vô tổ chức, hỗn
loạn.
* Tập
trung càng cao thì dân chủ càng phải mở rộng và dân chủ càng mở rộng
thì tập trung càng cao.
+ Nếu tập
trung càng cao mà dân chủ bị hạn chế thì tập trung đó trở thành tập trung quan
liêu, hình thức hoặc độc đoán.
+ Nếu mở
rộng dân chủ mà dẫn tới làm lỏng lẽo, suy giảm tập trung thì đó là dân chủ vô
tổ chức, vô kỷ luật - dân chủ đó hoàn toàn xa lạ với nguyên tắc tập trung dân
chủ
Tùy tình hình, nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ,
cách thực hiện và phạm vi áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ có sự khác nhau,
nhưng điều đó không có nghĩa coi tập trung hay dân chủ là chính còn mặt kia là
phụ.
---------------------------THAM KHẢO THÊM--------------------------
Để phân biệt thật rạch ròi đâu là dân chủ, đâu là tập trung
thì rất khó, và trên thực tế không nên như vậy. Bởi vì, trong tập trung đúng đắn
thì đã có dân chủ, và ngược lại,
Trong
dân chủ đúng đắn thì cũng đã có tập trung.
Hai nội
dung này quyện chặt với nhau, đúng như HCM nhấn mạnh: tập trung và dân chủ phải
“luôn luôn đi đôi với nhau”.
Thật
ra, đây là một nguyên tắc có dân chủ và có tập trung quyện chặt với
nhau, chứ không phải nguyên tắc gồm hai vế, hoặc có lúc hiểu nó là hai nguyên tắc
nhỏ trong một nguyên tắc lớn.
Như vậy, với những nội dung cơ bản trên đây,
chúng tôi thấy rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nêu, phần dân chủ và phần tập trung đã hoà quyện hữu cơ,
khăng khít với nhau.
Thực tế hoạt động của các tổ chức Đảng àthực ra tập trung lại
là mục đích cần phải đạt được để thực hiện được những nội dung trong các nghị
quyết, quyết định của tổ chức Đảng
TT và Dân chủ là hai của một, đúc liền một khối
trong một nguyên tắc chỉnh thể. Có thể nói rằng, hàm lượng dân chủ trong hoạt động
của đảng cộng sản càng cao bao nhiêu thì tập trung càng đúng đắn bấy nhiêu và tập
trung đúng đắn hay không đúng đắn, đúng đắn đến mức độ nào thì phản ánh mức độ,
chất lượng của dân chủ ở trong đảng
Trên thực tế, không ít sự việc tiếng là/hình thức thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ nhưng kỳ thực là thực hiện “ý định chỉ đạo” của một
ai đó, có thể là của người bí thư, có thể là của cấp trên.
Trong sinh hoạt Đảng, cấp dưới phải phục tùng cấp trên,
thiểu số phục tùng đa số, cho nên những người có ý định xấu sẽ lợi dụng
tình hình đó để chi phối. Có thể có trường hợp ý đồ của một cá nhân nào đó ở
trong Đảng được “trốn” dưới danh nghĩa của tập thể cấp trên để thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ
Chắc chắn là ở những tổ chức Đảng như thế, số đảng viên
thoái hoá, biến chất đang chiếm đa số kia sẽ lũng đoạn và số đảng viên tích cực
bị thiểu số sẽ luôn luôn “yếu”. Điều này là cực kỳ tai hại, khi biểu quyết
để kết nạp những người ưu tú vào Đảng và khi biểu quyết để đưa những người
không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đó là cái vòng xoáy tuần hoàn không
làm cho tổ chức Đảng mạnh lên
Như thế
sẽ không kết nạp được những người ưu tú vào Đảng và những đảng viên thoái hoá,
biến chất vẫn ở trong Đảng, dẫn đến tổ chức Đảng yếu, từ tổ chức Đảng yếu lại dẫn
đến tình trạng nguyên tắc tập trung dân chủ lại bị thực hiện lệch lạc. Tình
hình đó là tình hình đảng viên đông nhưng không mạnh
Vì vậy,
nguyên tắc tập trung dân chủ, về mặt nào đó, là “con dao hai lưỡi”, cẩn
thận trọng khi thực hiện nó ở trong Đảng, ứng với từng tổ chức cụ thể trong từng
lúc. Nguyên tắc đó, cái “lưỡi” tốt của nó chỉ phát huy tác dụng tốt khi
tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, còn nếu không, tổ chức Đảng nào mà mất đoàn
kết, chia rẽ, bè phái, lục đục thì khi thực hiện thiểu số phục trùng đa số thì
sẽ dẫn đến kết quả Đảng bị suy yếu.
Cần chú ý khi nói về bản chất của nguyên tắc tập trung
dân chủ, đó là: trong khi khẳng định tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống
nhất (chứ không phải là hai nguyên tắc ghép lại), bao gồm hai mặt tập trung và
dân chủ có quan hệ phụ thuộc vào nhau, tác động cùng chiều với nhau.
Tập trung trên cơ sở dân chủ và
dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung à
thì phải thấy rằng, tuỳ tình hình, nhiệm vụ của đảng trong từng thời kỳ, cách
thực hiện nội dung và phạm vi áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ có sự khác
nhau, nhưng điều đó không có nghĩa coi tập trung hay dân chủ là chính còn mặt
kia là phụ.
- Mối quan hệ tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ
dưới sự chỉ đạo tập trung
Tập trung trên nền tảng dân chủ nghĩa là:
- Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng, đảng viên bầu cử
nên.
- Nghị quyết, chính
sách của Đảng đều do ý kiến quần chúng, đảng viên mà thành.
- Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên,
giao phó.
- Cá nhân phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều,
cấp dưới phục tùng cấp trên, các địa phương phải phục tùng Trung ương
+ Nghị
quyết cơ quan lãnh đạo của Đảng cấp trên được đảng viên và cấp dưới chấp hành
nghiêm. Nghị quyết đó phải được biểu quyết theo đa số.
+ Nếu tập
trung mà tách rời dân chủ sẽ biến thành chuyên quyền độc đoán. Kết quả đem lại
không phải là đoàn kết mà là chia rẽ, đến chừng mực cao hơn sẽ dẫn đến dân chủ
cực đoan.
Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung
- Cơ quan lãnh đạo có quyền triển khai các cuộc hội nghị.
- Tất cả các NQ của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ
càng, rồi giao cho các cấp thảo luận...
- Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng phải xem xét kỹ
để lập danh sách những Đảng viên ứng cử.
- Toàn
thể Đảng viên phải thực hiện đúng ĐLĐ và phải theo sự lãnh đạo thống nhất từ
Trung ương
0 Comments