Từ thực trạng nguồn lực lao động Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn lao động, theo đồng chí giải pháp về giáo dục đào tạo cần tập trung những vấn đề gì? Liên hệ thực tế địa phương

 

Từ thực trạng nguồn lực lao động Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn lao động, theo đồng chí giải pháp về giáo dục đào tạo cần tập trung những vấn đề gì, Liên hệ thực tế địa phương.

*Thành tựu Đạt được:

Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật, cụ thể là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Nãm 2015, cả nước có hơn 10,5 triệu lao động được đào tạo trong tổng số 52,9 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm, chiếm 19,9%.

Ngoài những mặt đạt được, nguồn lực lao động còn nhiều hạn chế, yếu kém:

Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.

*Giải pháp về giáo dục đào tạo cần tập trung để nâng cao chất lượng nguồn lao động:

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng. Đặc biệt, trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống. Đây là tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.

Để “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” đạt hiệu quả cao, chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đó là:

-Một là, đổi mới chương trình, nội dung theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với trình độ và ngành nghề.

-Hai là, đổi mới công tác biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học theo hướng đa dạng hóa, cập nhật tri thức mới, đáp ứng yêu cầu của từng bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của từng đối tượng.

-Ba là, đối mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng.

-Bốn là, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập…

-Năm là, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

-Sáu là,  đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động  và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục – đào tạo.

-Bảy là, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và quản lý…

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong Văn kiện Đại hội XII, về thực chất là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự vun trồng “nguyên khí quốc gia”, đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn lực con người của Việt Nam, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.

Liên hệ thực tiễn: (PHÚ YÊN THAM KHẢO)

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

          Khái quát về vị trí địa lý, dân số, cơ cấu kinh tế, về nguồn lao động tại Tỉnh Phú Yên, diện tích tư nhiên khoảng 5.045 km2 với Dân số 926.922 người; trung bình 185người/km2; mật độ, phân bố, 117%. Trình độ văn hóa, phong tục tập quán.... Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 71,5%, Trong đó, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 250.184 người, chiếm 46,7%; ngành công nghiệp và xây dựng là 105.446 người, chiếm 19,7%; ngành dịch vụ là 179.756 người, chiếm 33,6%.

Tỉnh Phú Yên số lượng CBCCVC toàn tỉnh hiện nay cơ bản đạt chuẩn về bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ. Toàn tỉnh có 24.730 CBCCVC; trong đó cấp tỉnh và huyện 21.336 người, cấp xã 2.463 người. 100% CBCC cấp xã đã qua đào tạo trình độ chuyên môn, đạt chuẩn theo Thông tư 06/2012 của Bộ Nội vụ. 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các bậc học được đẩy mạnh. Toàn tỉnh hiện có 15.517 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên (trong đó các trường đại học, cao đẳng Trung ương đóng trên địa bàn có 451 người). Tỷ lệ giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn là 99,48%; có 12% giáo viên trung học phổ thông, 59,02% giảng viên cao đẳng, 74,03% giảng viên đại học có trình độ sau đại học.

Qua thực hiện, số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực xã hội có những chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên địa bàn tỉnh đã có 13.730 người được tuyển mới để đào tạo nghề; trong đó, đào tạo dài hạn (trung cấp, cao đẳng) 3.224 người, đào tạo ngắn hạn 10.506 người. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt hơn 64%, tăng 9% so với đầu năm 2016 (chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 70%). Năm 2018 đã giải quyết việc làm mới cho 24.650 lao động, vượt 6% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động 435 người; tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 47% trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

          Ngoài những mặt đạt được, nguồn lực giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế đó là:

Các chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ tuy được quan tâm thực hiện nhưng kết quả còn hạn chế, bất cập; một số ít đối tượng được thu hút, bố trí công tác trái ngành đào tạo; việc giải quyết cho hưởng chế độ, chính sách thu hút, đào tạo sau đại học trong một số trường hợp chưa phù hợp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là đào tạo sau đại học chưa chú trọng đúng mức các lĩnh vực, ngành mà địa phương, đơn vị đang cần. Một bộ phận cán bộ, công chức học những chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ, có xu hướng chạy theo bằng cấp; tuy đạt chuẩn trình độ nhưng năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Một số cơ sở liên kết đào tạo sau đại học tại tỉnh chưa chú trọng đầu vào, chất lượng đào tạo thấp...

Nhìn chung nguồn nhân lực trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trên một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi còn ít. Ngành nghề đào tạo chưa thật sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động. Một bộ phận lực lượng lao động trẻ được đào tạo chính quy chưa có việc làm hoặc làm những việc trái với ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực, tổ chức khá phổ biến…

          Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, khai thác tốt tiềm năng con người góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Chúng ta cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

1.1- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.

1.2- Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội học tập; nâng cấp quy mô, ngành nghề đào tạo cho các trường đại học, cao đẳng, trung tâm GDNN-GDTX thuộc tỉnh, chú trọng các nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

     1.3- Mở rộng liên kết với một số trường đại học, học viện có uy tín trong nước và hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.  

     1.4- Kiểm tra, thanh tra chất lượng giáo dục, đào tạo.

     1.6- Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực

1.7- Triển khai hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh, đảm bảo 100% học sinh được hướng nghiệp nghề.

     1.8- Gắn đào tạo nghề nghiệp với giải quyết việc làm, nhất là đối với nhóm đối tượng chuyển đổi nghề; liên kết với doanh nghiệp để đào tạo, tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

          1.9- Đổi mới nội dung, hình thức tư vấn, giới thiệu việc làm; hàng năm, tổ chức sàn giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh

Post a Comment

0 Comments