Một quốc gia
muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như:
tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn
lực đó thì nguồn lực lao động (con người) là quan trọng nhất, có tính chất quyết
định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến
nay. Bởi vì, người lao động luôn là người phát hiện, cải tạo, sáng tạo ra các
nguồn lực khác. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ
thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai
thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như
mong muốn.
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số, những
người lao động đang tham gia lao động và có khả năng lao động, nhưng
chưa tham gia lao động ( vì những lý do khác nhau )
Xét dưới
góc độ các yếu tố nguồn lực thì nguồn lực lao động chính là lực lượng lao động.
Lực lượng lao động là một bộ phận dân số, trong độ tuổi lao động theo quy định
pháp luật, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp.
Nguồn lực lao
động là động lực cho sự phát triên kinh tế nói riêng và là động lực phát triển
xã hội, con người nói chung. Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng
định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững
đất nước”. Nguồn lực lao động có ba vai trò chính đó là:
- Nguồn lực lao động phát hiện, sáng tạo ra các nguồn
lực phát triển: con người là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên để tạo nên tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết qua lao động
và tích lũy của con người mà có; nguồn lực khoa học – công nghệ cũng do con người
sáng tạo ra.
- Nguồn lực lao động đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng
các nguồn lực khác. Chất lượng nguồn lực lao động là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng ba nguồn lực còn lại ( gồm Nguồn lực vốn, KH&CN, tài
nguyên thiên nhiên). Nói đến Nguồn lực lao động là nói đến tổng thể nguồn
lực lao động của một quốc gia, trong đó nguồn lực lao động có trình độ cao
là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nguồn lực lao động tinh tuý nhất,
có chất lượng nhất và có vai trò quyết định sự thành công đối với phát triển
kinh tế của một đất nước
- Nguồn lực lao động là động lực của phát triển kinh tế. NLLĐ vừa có
nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao, phong phú và chủ thể
sáng tạo công nghệ, điều chỉnh cơ câu kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu xã hội.
Mối quan hệ giữa nguồn lực lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lực
lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong
các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. NLLĐ quyết định quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng
lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được
đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện
đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Trong nền kinh
tế công nghiệp, nền kinh tế tri thức, nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố
quyết định. Đảng và nhà nước ta khẳng định mục tiêu và động lực phát triển kinh
tế - xã hội là vì con người và do con người.
Bên cạnh đó,
nguồn lao động vừa là yếu tố "đầu vào" không thể thiếu của quá trình sản xuất, tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Với tư cách là nguồn lực đầu vào, nguồn lực lao
động kết hợp với các nguồn lực vật chất khác (Nguồn lực vốn, KH&CN, tài nguyên thiên nhiên) tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa nói riêng, của cải
vật chất nói chung. Tức là, nguồn lực lao động tham gia trực tiếp
vào quá trình tạo ra giá trị và làm tăng giá trị, hay nói cách
khác, nguồn lực lao động đã tác động vào tổng cung của nền kinh tế,
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Bên cạnh đó
NLLĐ ở khía cạnh là bộ phận của dân số, là người thụ hưởng những
thành quả của phát triển kinh tế vừa là người tham gia tiêu dùng các sản
phẩm và dịch vụ của xã hội. Khi thu nhập của họ tăng lên , họ sẽ có điều
kiện nâng cao mức sống, từ đó sẽ nâng cao năng suất lao động, hiệu
quả sản xuất, góp phần tăng nhu cầu xã hội. Như vậy, với tư cách là bộ
phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo
cầu của nền kinh tế. Nguồn lực lao động khác với các nguồn lực khác là vừa tham
gia tạo cung, tạo cầu, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể kinh
tế - xã hội do con người tạo ra.
Nguồn lao động
quyết định việc tổ chức, điều phối, sắp xếp và sử dụng các nguồn
lực khác: “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc… Tất cả những cái đó
đều là sản phẩm lao động của con người… Tất cả những cái đó đều
là những cơ quan của bộ óc con người do bàn tay con người tạo ra, đều
là sức mạnh đã vật hóa”
Với ý nghĩa đó, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, tạo
điều kiện để thực hiện phát huy nguồn lực lao động từ đó làm cơ sở phát triển đất
nước, chính vì vậy trong thời gian qua nguồn lực lao động nước ta phát triển cả
về số lượng, chất lượng, tạo ra một nguồn lực lao động dồi dào, đủ trình độ để
thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu
kém như: nguồn lực ta đông nhưng không mạnh, trình độ lao động phổ thông khá
nhiều, lao động qua đào tạo còn ít và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa đạt
hiệu quả yêu cầu, do vậy nguồn lực lao động chưa phát huy vai trò khai thác và
sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác để phát triển kinh tế- xã hội.
0 Comments