·
Những
thành tựu
Chủ trương thực hiện tăng trưởng kinh tế
gắn với tiến bộ và công bằng xã hội được phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng
tỉnh đã tạo nên tính năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, huy động
được các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Tỉnh đã thực hiện về cơ bản nguyên tắc phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo mức đóng
góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã
hội. Nhờ đó, công bằng xã hội được bảo đảm. Nhiều chính sách nhằm: phát triển
giáo dục, khoa học, y tế, văn hóa; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục,
trong chăm sóc sức khỏe nhân dân; trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo; mở
rộng đối tượng thụ hưởng, nâng mức hỗ trợ đối với người có công; hỗ trợ nhà ở,
tạo việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sóc khỏe nhân dân
được chú trọng. Trong những năm gần đây, việc chăm sóc sóc khỏe nhân dân có
nhiều tiến bộ đã góp phần hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt
85,6% trên tổng số dân trên địa bàn tỉnh, vượt 1,4% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND
tỉnh giao..
Tỉnh đã rất chú trọng hướng vào con người,
nhất là những người nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo đến cuối năm 2018 còn 5,65%, giảm 2,2% so với năm 2017.
Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố
và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững.
·
Những
hạn chế
Một là, việc tổ chức triển khai thực hiện
quan điểm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội còn chưa đồng bộ và triệt để. Do sức ép về tăng trưởng kinh tế nên nhiều
ngành, nhiều địa phương ít quan tâm đến phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội. Trên thực tế đã cho thấy, tăng trưởng nhanh (tăng trưởng
GDP năm 2018 là 8,21%) nhưng tính ổn định chưa cao; Do vậy, tăng trưởng chưa đi
đôi với giảm bất bình đẳng thu nhập và chênh lệch giàu - nghèo giữa các tầng
lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi, nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số. Tăng trưởng kéo theo những hệ lụy như: gây ô nhiễm môi
trường xã hội, hủy hoại môi trường tự nhiên, v.v..
Hai là, văn hóa phát triển chưa tương xứng
với tăng trưởng kinh tế. Đầu tư cho phát triển văn hóa ít hiệu quả. Tình trạng
mất dân chủ, cửa quyền, quan liêu, xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống
chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tệ nạn xã hội và tội phạm (nhất là trong lớp
trẻ) gia tăng đáng lo ngại.
Ba là, số người nghèo, thất nghiệp còn
nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nhất là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông
thôn còn cao. Xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo còn
nhiều.
Bốn
là, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân còn hạn chế. Trong lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, mạng lưới y tế tuy được mở rộng nhưng phân bố
chưa hợp lý, chưa thuận tiện cho người dân. Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp
ứng yêu cầu, nhất là tuyến cơ sở.
*Giải pháp đảm bảo gắn kết giữa tăng trưởng kinh
tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam
- Về giải pháp chung:
+ Một là, tiếp tục
thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
+ Hai
là, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết
hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng mô hình tăng
trưởng kinh tế theo chiều sâu.
+ Ba là, cơ cấu lại
nền kinh tế. Bốn là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
-
Những giải pháp cụ
thể:
+ Một là, tạo môi
trường đảm bảo cho tăng trưởng nhanh, bền vững gắn với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội.
Tạo môi trường
thuận lợi để kinh doanh bình đẳng, ổ định
kinh tế tại địa phương. Thực hiện chính sách tài chính công bằng,hiệu quả công
khai minh bạch. Thực iện tốt chủ trương cải cách hệ thống thuế
Luôn cập nhật
tốt các thông tin về hỗ trợ doanh nghiệp,phát triển dồng bộ kết cấu hạ tầng tại
địa phương để tạo điều kiện phát triển mọi mặt về kinh tế và xã hội.
+ Hai là, thực hiện
các chính sách và giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực đảm
bảo tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn để có thể thực hiện chính sách giảm nghèo trên
toàn địa bàn. Tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất và đa dạng hóa sản xuất nông
nghiệp, tập trung thâm canh nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và cả thiện đời sống nhân dân
Đẩy mạnh phát
triển công nghiệp và dịch vụ đô thị. Phát triển tiểu thủ công nghiệp,doanh nghiệp
và dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa,phát triển các cơ sở công nghiệp phụ trợ có tác
động to lớn trong vấn đề tạo việc làm tại nông thôn.
+ Ba là, phát triển
giáo dục – đào tạo và có chính sách quan tâm đến người nghèo, vùng
nghèo.
Tổ chức xây dựng
nền giáo dục công bằng, chất lượng, đặc biệt quản tâmđến người nghèo,vùng khó
khăn, tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục để nâng cao cơ sở vật chất trường lớp học.
Thực hiện tốt ac chính sách ưu đãi cho các hộ nghèo, vùng sâu vùng xa.
Nâng caaos chất lượng đào tạo nghề,kỹ năng nghề nghiệp để
tìm kiếm việc làm, dần thu hẹp khoảng cách giwuax đầu ra của đào tạo với nhu cầu
hiện có của thị trường lao động, Phối hợp tốt giữa các bên tham gia thị trường
như các đơn vị có nu cầu sử dụng lạo động,các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tây nghề.
+ Bốn là, phát triển
dịch vụ y tế và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo; thực
hiện chiến lược dân số và nâng cao chất lượng dân số; thực hiện bình
đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền lợi trẻ em.
Tiếp tục củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao dịch vụ y tế công,đặc biệt là
tuyễn co sở ở cấp xã theo tiêu chuẩ quôc gia,đẩy mạnh y tế dự phòng. Thực hiện
tốt công tác bìh đẳng giơi vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền trẻ em, tạo điều
kiện để phụ nữ thực hiệ quyề bình đẳng trong lĩnh vực lao động việc làm. Đảm bảo
sự tham gi và hưởng lợi một các bình đẳng
củ phụ nữ vào quá trình phát triển KT-XH.
+ Năm là, đảm bảo
tính hiệu quả và công bằng trong việc phân bổ chi tiêu và các chương
trình đầu tư công, chú ý đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
trực tiếp cải thiện đời sống của các vùng nghèo.
Thực hiện cơ
chế phân bổ đầu tư sao cho đảm bảo công bằng và hiệu quản hơn,nhất là trong
lĩnh vực xã hội, tránh đầu tư dàn trải hoặc lãng phí nguồn vốn.lồng ghép tốt
các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn.
+ Sáu là, cần có
chương trình hỗ trợ đặc biệt và phát triển mạng lưới an sinh xã hội
để trợ giúp các đối tượng yếu thế.
Thực hiện tốt chế độ ưu tiên giúp các đối tượng yếu thế có điều kiện thụ hưởng lợi ích các chương trình MTQG, cải thiện các điều kiện tham gia thị trường lao động; tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Phối hợp thực hiện xây dựng các hệ thống, các giải pháp cứu trợ đột xuất hữu hiệu đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương, rủi ro đột xuất...
0 Comments