Trình bày nhân tố địa lý tự nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế?

 

Trình bày nhân tố địa lý tự nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế?

Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững là mục tiêu phấn đấu của tất cả các nước.Thực tiễn ở các quốc gia cho thấy, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế các quốc gia nhất thiết phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý, có chiến lược phát triển kinh tế hợp lý cho từng giai đoạn phát triển.

Có thể khái niệm cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành của 1 cơ sở, 1 ngành, 1 vùng hay nền kinh tế, các bộ phận này quan hệ chặt chẽ với nhau có tính hệ thống, tác động lẫn nhau để có thể phát triển và được thể hiện bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận trong tổng thể.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi cấu trúc của các yếu tố cấu thành cơ cấu đó theo một chủ đích và phương hướng nhất định.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, đó là: nhóm nhân tố tự nhiên, nhóm nhân tố kinh tế xã hội, nhân tố khoa học công nghệ, nhân tố chính trị, nhân tố thể chế chính sách. Việc phân tích các nhân tố này sẽ cho phép tìm ra một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Nhân tố địa lý tự nhiên là một trong các yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong phát triển; song quan trọng hơn cả là con người phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp nền kinh tế phát triển.

Nhóm nhân tố địa lýt ự nhiên bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên như: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, khoáng sản... Nhân tố này là tiền đề có tác động lớn và ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi vùng, lãnh thổ, địa phương, quốc gia. Nguyên tắc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là dựa trên cơ sở lợi thế so sánh, do đó, các quốc gia, vùng, địa phương khi xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược phát triển các ngành nói riêng thường dựa trên tính toán các khía cạnh lợi thế khác nhau bao gồm cả địa chính trị, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên, địa kinh tế. Thực tế từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công cho thấy, các quốc gia này khi xây dựng chiến lược đều có những tính toán kỹ lưỡng dựa trên điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đặt trong bối cảnh khu vực và toàn cầu trước khỉ tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã chọn. Không có một công thức chung cho sự thành công khi tiến hành chuyển dịch kinh tế gắn vói điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vói mỗi đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên thì sẽ có một cách lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế khác nhau.

Ví dụ thực tiễn ở Việt Nam: mỗi vùng kinh tế, mỗi địa phương sẽ có những cơ cấu kinh tế khác nhau dựa vào những lợi thế so sánh mà địa lý tự nhiên mang lại: Vùng Trung du và miền núi phía bắc có thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng cơ cấu trong ngành công nghiệp khai khoáng, thủy điện, luyện kim. Vùng đồng bằng sông hồng có thế mạnh nguồn nước rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có bờ biển dài. Khoáng sản có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh, khí đốt; có tiềm năng về dầu khí ở thềm lục địa. Vì vậy cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp cao, khai khoáng và du lịch.Vùng bắc Trung bộ và duyên hải miền trung có lợi thế đường bờ biển dài chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng ngành du lịch dịch vụ, chế biến hải sản, cơ khí đóng tàu...


Post a Comment

0 Comments