Điều kiện về thể
chế hành chính
Để tiến hành hoạt
động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở cần phải xây dựng và hoàn thiện thể
chế hành chính nhà nước về vấn đề này, bao gồm các quy định pháp luật về các nội
dung:
+Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ
máy chính quyền cơ sở.
Các quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy chính quyền cơ sở trong luật tổ chức
của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân là cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động
quản lý nhà nước của các cơ quan này trên thực tiễn cuộc sống. Nhiệm vụ, quyền
hạn của chính quyền cơ sở được quy định cụ thể trên các lĩnh vực quản lý nhà nước
như lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hỏa, y tế, giáo dục đào tạo, an ninh quốc
phòng, vvv
+Các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền cơ
sở.
Chính quyền cơ sở
được tổ chức và hoạt động theo các quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và ủy ban nhân dân. Theo đó, Hội đồng nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra. Hội
đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của ủy ban Thường vụ Quốc
hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ. Ủy ban nhân dân do Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu ra, có nhiệm kỳ hoạt động theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân
dân
+Các quy định về cán bộ, công chức của chính quyền cơ
sở:
- Cán bộ cấp xã
là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội
đồng nhân dân, ủy ban nhân dân
- Công chức cấp
xã là công dân Việt Nam dược tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+Các quy định về giải quyết tranh chấp hành chính của
chính quyền cơ sở: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xà
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đổi với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, cùa người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
+Các quy định về thủ tục hành chính của chính quyền cơ
sở:Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thưộc Trung ương công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các
cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về các lĩnh
vực hộ tịch, nuôi con nuôi, chứng thực, giáo dục đào tạo, đất đai, vvv..
Điều kiện về
nhân sự
+Cán bộ cấp xã: bao gồm
các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân; Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam , Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Việt Nam.
+Công chức cấp xã: bao gồm
các chức danh trưởng công an; chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng -thống kê; địa
chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa
chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính - kế toán;
tư pháp - hộ tịch; văn hóa-xã hội.
+Cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Cán bộ không chuyên trách ở thôn, tố dân phố là các trưởng thôn,-trưởng
bản, già làng, tổ trưởng tổ dân phố.
Điều kiện về nguồn tài chính
+Các khoản thu:Chính quyền
cơ sở thực hiện lập dự toán thu và tổ chức thu ngân sách nhà nước và ngân sách
địa phương trên địa bàn như các khoản thuế, phí, lệ phí, v.v. theo quy định của
pháp luật.
+Các khoản nộp:Chính quyền
cơ sở có trách nhiệm nộp các nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước trên cơ sở
thu các khoản tài chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+Các khoản chi thường xuyên: chính quyền cơ sở lập dự toán chi và tố chức thực hiện các khoản
chi thường xuyên như chi trả tiền lương, tiền công tác phí cho cán bộ vvv..
+Các khoản chi cho đầu tư phát triển:Hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở trên địa bàn còn phải
được đảm báo các khoản chi cho đầu tư phát triển
Điều kiện về cơ sở vật chẩt
+Công sở:Công sở là trụ sở
làm việc của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trong quá trình thực thi hoạt
động quản lý nhà nước ở cơ sở.
+Trang thiết bị kỹ thuật: Góp
phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
của chính quyền cơ sở.
Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lỷ hành chính nhà nước
+Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của chính quyền
cơ sở: là yếu tô quan trọng để đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan này.
+Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyên cơ sở: Chính quyền cơ sở bao gồm Hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân cấp xã. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những cơ
quan này phải được xác định trên cơ sở mục tiêu là tổ chức, triển khai các hoạt
động quản lý nhà nước ở địa bàn cơ sờ, gần dân, có liên quan trực tiếp đến đời
sống của nhân dân.
+Phát triển năng lực cán bộ, công chức của chính quyền
cơ sở: Hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền
cơ sở chỉ có thể có hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở đội ngũ cán bộ, công chức có
năng lực, có khả năng tổ chức, triển khai và giải quyết những vấn đề xảy ra
trên địa bàn cơ sở, có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
+Thường xuyên đánh giá tổ chức, hoạt động và cán bộ,
công chức của chính quyền cơ sở: là cơ sở để tổng kết,
rút ra nhũng mặt hạn chế và những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý của
chính quyền cơ sở.
+Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Bảo đảm và thực hiện trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân ở
cơ sở là nhân tố có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của chính quyền cơ sở.
Liên hệ thực tiễn các điều kiện đó ở cơ quan, đơn vị đồng
chí:
0 Comments