Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành
chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước
đối với các quá trình xắ hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan ứong
hệ thống hành pháp tử Trung ương đến cơ sở tỉến hành để thực hiện những chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật
tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân ữong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dùng quản lý hành chính nhà nước
Trong quá trình
thực thi quyền hành pháp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tiến hành các
hoạt động:
Hoạt động lập
quy hành chính
Các cơ quan quản
lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ
thể hóa các quy định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Hoạt động lập quy
hành chính tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể:
-Chính phủ có thẩm
quyền ban hành nghị định; nghị quyết liên tịch.
-Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành thông tư; thông tư liên tịch:
-Uy ban nhân dân
các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị:
Hoạt động ban
hành và tố chức thực hiện các quyết định hành chính
Thực hiện việc
ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính giúp hệ thống hành
chính vận động và phát triển theo yêu cầu chung của xã hội. Đồng thời, ban hành
và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước cũng duy tri sự vận động và phát triển của các đối tượng tham gia vào
quá trinh kinh tế, xã hội theo mục tiêu quản lý đã định trước.
Hoạt động kiếm tra, đánh giá
Việc kiểm tra và
đánh giá hiệu quả hoạt động phải được tiến hành thường xuyên đối vói mọi mặt hoạt
động của đối tượng quản lý. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ đảm bảo cho hoạt động
của các đối tượng quản lý được thực hiện theo đúng quy định, đồng thời phát hiện
kịp thời những sai lệch, vi phạm để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Hoạt động cưỡng chế hành chính
Thực hiện cưỡng
chế hành chính góp phần thực hiện hiệu quả các chức năng hành chính khác. Trong
quá trình điều hành, nhiều trường hợp để các đối tượng quản lý chấp hành các
quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành
cưỡng chế hành chính.
0 Comments