Từ thực trạng nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta hiện nay, đồng chí hãy đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng bền vững. Liên hệ thực tiễn địa phương đồng chí công tác?

 

Từ thực trạng nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta hiện nay, đồng chí hãy đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng bền vững. Liên hệ thực tiễn địa phương đồng chí công tác?


Anh, chị nghiên cứu thêm Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 

*Thực trạng nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta hiện nay:

-Những kết quả đạt được:

          + Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

          + Nông dân được xác định là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh.

          + Nông thôn có sự đổi mới và khởi sắc. Kinh tế nông thôn phát trỉển khá toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xuất hiện mô hình sản xuất - kinh doanh và hình thức tổ chức sản xuất mới - bước đầu liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

- Những hạn chế:

+ Một là, nền nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một quốc gia nông nghiệp; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm.

+ Hai là, cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn lạc hậu, chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chưa thực sự gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.

+ Ba là, năng lực nội sinh của nông dân còn thấp.

- Nguyên nhân:

+ Nhận thức về vị trí, vai trò của các cấp, các ngành và địa phương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thấu đáo.

+ Chưa xây dựng được hệ quan điểm lý luận đồng bộ, chất lượng, có sự đột phá về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

+ Khả năng huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực, nhất là vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn hạn chế.

+ Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập và yếu kém.

*Giải pháp:

          - Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các chủ thể, từng người dân… về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với chủ động hội nhập quốc tế và ứng phó với biến đổi khí hậu.

          Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt tốt các nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn để từng cán bộ, đảng viên, các tổ chức, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là cán bộ đứng đầu các tổ chức, cơ quan và nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

          Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, định hướng nhận thức để mọi chủ thể kinh tế, cơ quan, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hiểu thấu đáo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, hữu cơ giữa nông nghiệp – nông dân – nông thôn.

          Phát huy mối quan hệ nông nghiệp, nông dân và nông thôn  có ý nghĩa quyết định trong khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, kinh tế đô thị khu vực nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

          - Hai là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chú trọng vào các nội dung: rà soát, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch theo chức trách, nhiệm vụ của bộ ngành và địa phương nhằm phát huy hiệu quả, lợi thế về tự nhiên, xã hội, nguồn lực của vùng, miền, địa phương trong cả nước.

- Ba là, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp từ chiều rộng và chủ yếu theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo chiều sâu, phát triển nền nông nghiệp hóa hiện đại, chất lượng cao.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty, nông – lâm trường quốc doanh; phát triển hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại… sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hộ.

Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trên cơ sở hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình, tổ chức hợp tác, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích các chủ thể tham gia.

- Bốn là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, chú trọng thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26/NQ-TW tại Hội nghị TW 7 khóa X; Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt đề án cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững… Đặc biệt thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đổi mới cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển nông sản phẩm chủ lực, ngành nghề phi nông nghiệp có chất lượng và có sức cạnh tranh cao. 

- Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trực tiếp vào sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các đơn vị nghiên cứu khoa học để nâng cao hiệu quả các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học có khả năng ứng dụng thực tiễn cao.

Nâng cao năng lực, hiệu quả khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đảm bảo kết hợp hài hòa, hiệu quả sự tham gia của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là nhà nước và doanh nghiệp, tạo động lực chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ cho nhân dân.

- Sáu là, đổi mới công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông nghiệp và nông thôn. Hướng đào tào nghề gắn với thị trường sử dụng lao động, đảm bảo đủ về số lượng, về cơ cấu ngành, nghề và nâng cao chất lượng đào tạo, khả năng tìm kiếm việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, bền vững, có giá trị tăng cao ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo ly nông nhưng không ly hương.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, quy trình, phương pháp đào tạo cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở đạo tạo nghề, kết nối đào tạo nghề thành mạng lưới gắn với các chủ thể sử dụng doanh nghiệp.

Quan tâm và chú trọng dạy nghề, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, khoa học – công nghệ, tin học hóa cho lực lượng thanh niên nông thôn và nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

- Bảy là, phát huy vai trò của nhà nước, thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Tinh gọn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao trình độ và năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu nhằm chủ động phòng, chống thiên tai, hạn chế tác động tiêu cực đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.

*Liên hệ thực tiễn địa phương (tham khảo)

Đắk Nông là tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp với những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao như: cà phê trên 200.000 ha, cao su trên 20.000 ha, hồ tiêu hơn 30.000 ha, bơ 10.00 ha… . Tuy nhiên, ngành nông nghiệp địa phương đang còn nhiều hạn chế như năng suất thấp, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm chưa cao, kết cấu hạ tầng và dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Đối với các loại cây trồng có thế mạnh, đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cũng đang đối mặt với không ít thách thức. Cụ thể, cây cà phê từng bước già hóa, thường xuyên gặp hạn hán, trình độ chế biến chưa cao. Tương tự, cây tiêu cũng gặp nhiều rủi ro do diện tích vượt quá quy hoạch, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chưa có cơ sở chế biến quy mô công nghiệp. Còn cây cao su thì thị trường tiêu thụ bấp bênh, chất lượng mủ chưa cao. Đối với một số loại nông sản khác như điều, ngô, sắn… lại thường xuyên đối mặt với tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” và năng lực chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế. Điều này cho thấy, nông sản Đắk Nông chưa có được khả năng canh tác ở trình độ cao và hình thành chuỗi giá trị từ việc trồng, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ, nên năng suất chất lượng thấp, khiến khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

Phát triển nông sản chủ lực gắn với công nghiệp chế biến

Một trong những nội dung đột phá là sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu gắn với nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn, nhất là cà phê, tiêu, cao su, sắn, theo chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, đối với cây cà phê, đến năm 2020, diện tích ở mức 220.000 ha, năng suất 28 tạ/ha và sản lượng 532.600 tấn. Đặc biệt, vùng cà phê áp dụng công nghệ cao 40.000 ha, năng suất đạt 42 tạ/ha, sản lượng 160.000 tấn. Đến năm 2030, năng suất tăng lên 33 tạ/ha, sản lượng đạt 626.700 tấn, tái canh 27.000 ha cà phê có 100% sản lượng cà phê được cấp chứng chỉ, 50% được chế biến ướt, cà phê hòa tan chiếm 5% tổng sản lượng.

Đối với cao su, đến năm 2020, ổn định diện tích 30.000 ha, sản lượng 100.000 tấn. Theo đó, cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý đưa giá trị sản xuất đạt 1.454 tỷ đồng; đồng thời, đầu tư các nhà máy chế biến và nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hóa dây chuyền các nhà máy hiện có. Riêng cây hồ tiêu, đến năm 2020, ổn định quy hoạch ở mức 40.000 ha, năng suất đạt 32,9 tạ/ha, trong đó, vùng trồng tiêu ứng dụng công nghệ cao khoảng 7.000 ha, sản lượng 13,5 nghìn tấn. Để tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch loại cây này, sẽ bố trí diện trồng tiêu trên các vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp và tái canh các vườn cây già cỗi bằng các giống năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, xây dựng nhà máy chế biến tiêu trắng, tiêu bột và đặc biệt là chế biến tinh dầu tiêu công suất 600.000 lít/năm tại huyện Đắk Song theo dây chuyền công nghệ hiện đại.


Post a Comment

0 Comments