Anh, chị nghiên cứu thêm Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
* Vai
trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn:
Nông
nghiệp, nông dân và nông thôn là hợp phần quan trọng trong tiến trình phát triển
bền vững của quốc gia cũng như khu vực trên thế giới. Trong quá trình phát triển
xã hội tiến lên văn minh, hiện đại, nông nghiệp, nông dân và nông thôn tiếp tục
khẳng định vị trí, vai trò to lớn và là hợp phần không thể tách rời khu vực
thành thị và các giai tầng khác trong xã hội, đảm bảo phát triển bền vững kinh
tế, xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh của đất nước.
Vai
trò của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, chất lượng cao gắn liền với vị thế
nông dân, nông thôn được khẳng định và nâng cao, đó là:
-
Nông dân là giai cấp, là lực lượng xã hội và là chủ thể của quá trình phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nông dân trực tiếp tham gia vào phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra sản phẩn nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp; sản phẩn dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Thông qua đó, thúc đẩy
tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
-
Nông nghiệp, nông thôn cung cấp lương thực, thực phẩm – nguồn sống cho con người;
có đóng góp tích cực và tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế. Đặc biệt,
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới, việc một nước tham gia đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp
nông phẩm hàng hóa toàn cầu sẽ hình thành nhóm các quốc gia xuất khẩu và nhóm
các quốc gia nhập khẩu nông phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng lợi thế so sánh.
-
Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu, phục vụ công nghiệp chế biến trên địa
bàn nông thôn. Đồng thời, nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ
sản phần hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
-
Nông nghiệp, nông thôn cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ thương mại cho khu vực nông thôn và khu vực đô thị. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa khu vực nông nghiệp, nông
thôn đã thúc đẩy không chỉ lao động mà còn dân cư khu vực nông thôn dịch chuyển
sang khu vực đô thị, phát triển hình thức liên kết trong sản xuất, sinh hoạt và
đời sống giữa các cá nhân và nhóm xã hội, tạo động lực cho nông nghiệp, nông
thôn phát triển bền vững.
-
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trực tiếp tham gia vào việc bảo tồn, phát triển
văn hóa, truyền thống, lịch sử; bảo tồn và phát triển các giá trị truyển thống
thông qua các sản phẩm nông nghiệp.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta:
-
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất
đai: Là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp. Nước ta có 2 nhóm đất chính (feralit và đất phù sa). Tuỳ theo các nhân tố,
điều kiện hình thành và sự tác động của con người mà các loại đất trên có sự
phân hoá khác nhau. Đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn
ngày; tập trung tại các đồng bằng; Đất feralit: thích hợp trồng cây công nghiệp
lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu
ở miền núi, cao nguyên.
+ Tài nguyên
khí hậu: Nước ta cơ bản là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng do vị trí và sự
đang dạng về địa hình (Bắc – Nam, theo mùa, độ cao) tạo nên các khí hậu đặc
trưng, phong phú thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Ở miền Bắc có
khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa với một mùa Đông lạnh. Ở vùng núi cao có sương
giá và rét đậm. Ở miền Nam khí hậu nhiệt đới điển hình với một mùa khô và mùa
mưa. Ở miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa 2 miền Nam-Bắc. Khí hậu đã cung
cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú cho cây trồng
phát triển quanh năm và cho năng suất cao.
+Tài nguyên nước:
Bao gồm tài nguyên
nước trên mặt đất và nước ngầm. Tài nguyên nước phong phú nhưng phân bố không đều
cả về thời gian và không gian. Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 - 80%, mùa
kiệt chỉ 20 - 30% tổng lượng nước, dẫn đến lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa
khô; ngoài ra, chất lượng nước ở một số sông, hồ nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng
đã gây khó khăn lớn đối với nền nông nghiệp.
+Tài nguyên sinh vật:
Nước ta có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng,
lai tạo nên các loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi với điều
kiện sinh thái cùng từng địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nguồn sinh vật đang dần
cạn kiệt.
-
Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động
Lực lượng lao động
nước ta dồi dào, cần cù, siêng năng, chịu khó, sáng tạo trong lao động; hiện
nay vẫn tập trung nhiều trong khu vực nông nghiệp và mức độ tập trung sẽ còn
cao hơn nữa khi các ngành kinh tế khác chỉ thu hút lao động trong các đô thị và
lao động có trình độ chuyên môn – kĩ thuật. Nguồn lao động động cũng là một khó
khăn cho nông nghiệp, số lao động hàng năm tăng với nhịp độ nhanh, phần lớn lại
là lao động phổ thông, kĩ thuật thấp đã làm hạn chế thêm tình hình việc làm ở
khu vực này. Mặt khác, nguồn lao động sử dụng chưa hợp lý; phân bố cũng không đều
giữa các ngành và các vùng.
+ Cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất, kỹ thuật
Về cơ sở vật chất
– kỹ thuật từng bước được hình thành và hoàn thiện. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu là thuỷ lợi hoá; vấn đề tưới - tiêu về cơ bản đã được giải
quyết ở các vùng. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm bảo cho việc thâm
canh, cơ giới hoá. Công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng - vật nuôi được
triển khai hiệu quả, có thể nhanh chóng dập tắt các nguồn gây bệnh. Các loại giống
mới cho năng suất cao đã dần dần thay thế các giống cũ... Bước vào thời kỳ CNH-
HĐH, nền nông nghiệp được tăng cường đáng kể.
+ Đường lối chính
sách: Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và Nhà nước
coi là mặt trận hàng đầu; phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại,
hướng ra xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Từ ĐH VI (12/1986) với đường lối đổi
mới toàn diện đã khắc phục những sai lầm của công cuộc cải tạo XHCN trong nông
nghiệp trước đó và đưa ngành này lên một bước phát triển mới (khoán 10; Nghị
quyết số 26 về tam nông…). Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ; được
giao quyền sử dụng đất lâu dài; được tự do trao đổi hàng hoá, mua bán vật tư, sản
phẩm theo cơ chế thị trường. Kết quả là sức sản xuất được giải phóng, đã khai
thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có.
+ Thị trường trong
và ngoài nước: Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước được mở rộng,
thúc đẩy sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, tạo thành một hệ thống thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế
nông nghiệp.
Anh, chị nghiên cứu thêm Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
0 Comments