Anh, chị nghiên cứu thêm Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Những bất cấp trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay là gì?
- Một là, nền nông nghiệp phát
triển thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một quốc gia
nông nghiệp; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm.
Quy mô sản xuất
nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và chưa gắn bó chặt chẽ, hiệu quả với thị
trường tiêu thụ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm. Tích tụ, tập
trung đất đai chuyển biến chậm, thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả. Phương thức sản
xuất nông nghiệp mang nặng tính mùa vụ, phụ thuộc vào thiên nhiên. Khả năng sản
xuất - kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị còn yếu. Thiếu cơ chế liên kết
chặt chẽ, hiệu quả giữa sản xuất - chế biến - thị trường tiêu thụ để giảm thiểu
rủi ro trong nông nghiệp. Khoa học - công nghệ chưa thể hiện rõ là động lực cho
phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực
thấp. Các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp còn lạc hậu và yếu. Kinh
tế tập thể, hợp tác xã vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém. Khả năng phát triển
thị trường nông sản hạn chế. Năng lực quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu
sản phẩm nông nghiệp thấp. An toàn, vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường trong
sản xuất nông nghiệp chưa được đảm bảo.
-Hai là, cơ cấu kinh tế nông thôn
vẫn lạc hậu, chuyển dịch chậm theo hướng CNH, HĐH; chưa thực sự gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng kinh tế.
Tỷ trọng nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn còn lớn; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế nông thôn tăng chậm và thiếu bền vững. Công nghiệp chế
biến và thương mại - dịch vụ chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, mở rộng và phát triển thị trường nông sản
trong và ngoài nước.
Các nguồn lực
trong nông nghiệp, nông thôn hiệu quả sử dụng thấp, còn lãng phí. Khả năng
nghiên cứu, ứng dụng và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ mới
vào sản xuất còn yếu, hiệu quả thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn thiếu đồng bộ, chất lượng không cao.
Quá trình thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều ở các địa phương trong
cả nước, có nơi còn hình thức, theo phong trào, nảy sinh nhiều bất cập. Sản xuất
nông nghiệp, nông thôn không có hoặc không tuân thủ theo quy hoạch. Một số địa
phương nợ đọng về xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
còn lớn; xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng canh tác...
-
Ba là, năng lực nội sinh của nông
dân còn thấp.
Số lượng lao
động nông nghiệp, nông thôn còn lớn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu
cầu thực tiễn phát triển nền nông nghiệp hàng hóa gắn với chủ động hội nhập
quốc tế. Lao động ở khu vực nông thôn tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp,
chậm dịch chuyển sang các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có
giá trị gia tăng cao hơn. Tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo ở nông thôn
còn thấp. Thời gian nông nhàn còn lớn, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp
ở nông thôn giảm chậm. Khả năng duy trì, tạo mở việc làm mới còn hạn chế; nảy
sinh nhiều bất cập trong thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển khu
công nghiệp, khu chế xuất và đô thị.
Thu nhập và mức
sống của nông dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới còn
cao. Công tác giảm nghèo chưa bền vững; an sinh xã hội và thực hiện công bằng
xã hội chưa thật sự được đảm bảo; Đời sống văn hóa, xã hội của nông dân còn
nghèo nàn. Khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa khu vực nông thôn, thành
thị và giữa các vùng có xu hướng giãn cách.
Hoạt động của
Hội Nông dân, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân ở một số nơi
chậm đổi mới, còn hành chính, hình thức, hiệu quả đạt được chưa cao. Việc nắm
bắt và giải quyết tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa kịp thời.
Phong trào nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, làm giàu chưa đều giữa các
địa phương. Việc hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông
nghiệp, nông thôn còn lúng túng. Năng lực cán bộ tham gia xây dựng và phản biện
chính sách còn hạn chế, chưa làm tốt chức năng đại diện cho quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nông dân.
2.
Các giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng bền
vững.
-Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành, các chủ thể, từng người dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trong tiến trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn
với chủ động hội nhập quốc tế và ứng phó hiệu quả với bỉến đổi khí hậu toàn
cầu.
Theo đó cần đổi
mới và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt tốt các nghị
quyết về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để từng cán bộ, đảng viên,
các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp, nhất là những cán bộ đứng
đầu các tổ chức, cơ quan và nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và
Nhà nước về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Hai là, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chú trọng rà
soát, điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nhằm phát
huy hiệu quả lợi thế so sánh về tự nhiên, xã hội, nguồn lực của vùng, miền, địa
phương trong cả nước.
-Ba là, đổi
mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
Theo đó cần thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp từ chiều rộng sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo chiều sâu phát
triển nền nồng nghiệp hàng hóa hiện đại, chất lượng cao. Tiếp tục sắp xếp, đổi
mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty, nông - lâm trường quốc
doanh; phát triển hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại... sản xuất nông
nghiệp hàng hóa gắn vói thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động cùa kinh tế tập
thể, kinh tế hộ.
-Bốn là,
tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực mới cho phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chú trọng thực hiện các mục tiêu của Nghị
quyết số 26/NQ-TW tại Hội nghị TW7 khóa X; Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững; Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng Chính
phủ... Đặc biệt là tổ chức quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc làn thứ XII của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
-Năm là, đẩy
mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trực tiếp
vào sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp,
dịch vụ ở nông thôn. Thực hiện sản xuất sạch, an toàn, vệ sinh nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng nông phẩm hàng hóa. Đồng thời, tăng cường sử dụng hiệu quả
nguồn lực đầu tư vào các đơn vị nghiên cứu khoa học có khả năng ứng dụng thực
tiễn cao; đổi mới cơ chế tài chính và quản lý khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển thị
trường khoa học - công nghệ, kết nối chặt chẽ, hiệu quả giữa cung - cầu sản
phẩm khoa học - công nghệ, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
bền vững.
-Sáu là, đổi
mới công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông
nghiệp, nông thôn. Hướng mạnh đào tạo nghề gắn với thị trường sử dụng lao động,
đảm bảo đủ về số lượng, về cơ cấu ngành, nghề và nâng cao chất lượng đào tạo,
tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo có nhiều cơ hội, khả năng tìm
kiếm việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông
thôn hiệu quả, bền vững gắn với tạo mở việc làm mới, có giá trị gia tăng cao
ngay ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
-Bảy là, phát huy vai trò của Nhà nước, thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Tinh gọn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đổi với phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao trình độ và năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu nhằm chủ động phòng, chống thiên tai, hạn chế tác động tiêu cực đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn./.
0 Comments