Anh, chị nghiên cứu thêm Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
1.
Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là
ngành sản xuất - kinh doanh, tạo ra nông phẩm hàng hóa gắn với chuỗi giá trị:
sản xuất nông phẩm tươi sống - chế biến - marketing - tiêu thụ nông phẩm trên
thị trường trong nước và ngoài nước.
2. Khái niệm nông dân
Nông dân là
người lao động sống bằng nghề làm ruộng, những người trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, sử dụng tư liệu sản xuất là đất đai để tạo ra nông sản phẩm phục vụ đời
sống và sản xuất. Theo quan điểm hiện đại, nông dân là những lao động, tham gia
hoạt động sản xuất - kinh doanh ở khu vực nông thôn, với ngành nghề chính là
nông nghiệp.
Theo nghĩa
rộng, nông dân là những người lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu, đồng thời, họ có thể tham gia hoạt động và phát triển các ngành nghề phi
nông nghiệp hoặc tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Lao động của nông dân tạo
ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và phát
triển kinh tế nông thôn.
3.
Khái niệm
nông thôn
Theo cách hiểu
trực tiếp, nông thôn là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận của quốc gia,
khác với thành thị; là khu vực dân cư tập trung, chủ yếu làm nghề nông. Cùng
với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội văn minh, hiện đại, thuật ngữ nông
thôn được hiểu theo nghĩa rộng lớn hơn; nông thôn là một địa bàn kinh tế - xã
hội nằm ngoài đô thị, với đặc trưng nổi bật là dân cư tập trung, chủ yếu phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, xét về
bản chất, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những thuật ngữ có nội hàm rất
khác nhau, song lại có mối quan hệ hữu cơ, không tách ròi nhau, cùng thúc đẩy
nhau tồn tại, phát triển.
Mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và
nông thôn
-
Nông dân là giai cấp, là lực lượng xã hội và là chủ thể của quá trình phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nông dân trực tiếp tham gia vào phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp; sản phẩm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn... Thông qua đó,
thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và xây đựng nông thôn mới.
-
Nông nghiệp, nông thôn cung cấp lương thực, thực phẩm - nguồn sống cho con
người; có đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế.
Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản sẽ đem lại lợi ích - giá
trị cao hơn và lớn hơn trên đơn vị sản phẩm lương thực cùng loại so với tiêu
dùng trong nước. Thông qua đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn dịch
chuyển theo hướng CNH, HĐH, tạo thêm nhiều việc làm, gia tăng tích lũy vốn từ
nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, gia tăng thu nhập và sức mua cho người lao
động, tạo ra nội lực và động lực cho kinh tế nông thôn phát triển.
-
Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu, phục vụ công nghiệp chế biến trên
địa bàn nông thôn. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản góp phần thúc
đẩy và mở rộng hoạt động liên kết giữa các chủ thể (nhà nông, nhà nước, ngân
hàng, nhà khoa học) sản xuất - kinh doanh nông nghiệp; thực hiện sản xuất theo
chuỗi giá trị; tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm, đẩy mạnh tăng trưởng, phát
triển kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Đồng thời,
nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
-
Nông nghiệp, nông thôn cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ thương mại cho khu vực nông thôn và khu vực đô thị. Quá
trình CNH, HĐH, nhất là dưới tác động của cách mạng KH-CN vào sản xuất nông
nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, kết hợp với trình độ sản xuất thâm canh, đa
canh trong nông nghiệp ngày càng nâng cao, các hình thức tổ chức sản xuất, liên
kết mới ra đời, sử dụng ít lao động... gia tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
sản xuất - kinh doanh.
-
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trực tiếp tham gia vào việc bảo tồn, phát
triển văn hóa, truyền thống, lịch sử; bảo tồn và phát triển các giá trị truyền
thống thông qua các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề thủ công...
Phát huy vai
trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn chính là nền tảng tạo nên sự cân
bằng, ổn định có tính dài hạn, bền vững về phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và giữ gìn, bảo vệ môi trường không chỉ ở khu vực nông thôn mà có tác động
lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nông thôn là địa bàn kinh tế - chính
trị - xã hội rộng lớn, có tầm quan trọng chiến lược về ổn định và phát triển
bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng.
0 Comments