Quy luật sản xuất
giá trị thặng dư theo kinh tế chính trị Marx-Lenin là một trong những quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nội dung quy luật này là sản xuất nhiều và
ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm
thuê. Nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật giá trị thì
quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị
thặng dư.
Có thể thấy vì giá
trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuất hiện giá trị mới,
nên để duy trì và phát triển sự giàu có, dôi dư này, giai cấp tư sản có xu
hướng không ngừng sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, sản xuất
với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Những lợi tức, tiền bạc thu được đều được
đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận
hành tạo giá trị thặng dư.
1. Trình bày quá
trình sản xuất ra giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản.
a) Đặc điểm của sản
xuất tư bản chủ nghĩa:
- Đó là quá trình
sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao, sản xuất có tính hai mặt: Một mặt
là sản xuất ra giá trị sử dụng, mặt khác là sản xuất ra giá trị và giá trị
thặng dư đó là mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình sản xuất diễn
ra là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất của nhà tư bản với sức lao động làm thuê
của công nhân
- Quá trình sản
xuất diễn ra dưới sự điều thành, giám sát của nhà tư bản, sản phảm do lao động
công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản.
b) Ví dụ:
- Để sản xuất ra 10 kg sợi nhà tư bản
phải bỏ ra (mua đúng giá trị):
+ 10 kg bông: 10 USD
+ Khấu hao máy: 2 USD
+ Thuê công nhân một ngày 3 USD
---------
15
USD
Trong 6 giờ người công nhân đã sản xuất
được 10kg sợi.
Giá trị của 10kg sợi là:
+ Giá trị cũ - giá trị của tư liệu sản
xuất dịch chuyển vào: 12 USD
+ Giá trị mới do lao động của công nhân
tạo ra trong 6 giờ (mỗi giờ 0, 5 USD): 3 USD
Tổng giá trị 10kg sợi là 15 USD.
Nhà tư bản bán
10kg sợi đúng giá trị thu được 15USD, so với tư bản đã bỏ ra 15 USD-15USD = 0.
Nhà tư bản không thu được gì, cuộc vận động không đạt mục đích.
Kết luận: Nếu giá trị mới tạo ra bằng
giá trị sức lao động thì không có giá trị thặng dư.
Nhà tư bản thuê
công nhân một ngày lao động, giả sử là 12 giờ thì người công nhân phải làm việc
hết thời gian đó và sản xuất ra 20kg sợi.
+ Để sản xuất ra 20 kg sợi nhà tư bản
phải bỏ ra:
+ 20 kg bông: 20 USD
+ Khấu hao máy: 4 USD
+ Thuê công nhân một ngày 3 USD
---------
27
USD
Giá trị của 20kg sợi là:
+ Giá trị cũ: 24 USD
+ Giá trị mới do lao động của công nhân
tạo ra trong 12 giờ (mỗi giờ 0, 5 USD):
6 USD
Tổng giá trị 10kg sợi là 30 USD.
Nhà tư bản bán 20kg sợi đúng giá trị
thu được 30USD, so với tư bản đã bỏ ra
30-27=3 USD, nhà tư bản thu dôi ra 3
USD đó gọi là giá trị thặng dư
c) Nhận xét:
- Phân tích
giá trị 20kg sợi do công nhân tạo ra, lao động của công nhân có tính hai mặt:
+ Lao động
cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị của bông, máy móc vào giá trị của sợi
C=24USD. Bộ phận này sau khi tiêu thụ hàng hoá thì được quay trở lại bù đắp tư
liệu sản xuất để tái sản xuất.
+ Lao động
trừu tượng tạo ra giá trị mới V+m = 6 USD, trong đó có một bộ phận ngang bằng
sức lao động V=3USD dùng để trả công cho công nhân để tái sản xuất sức lao động,
còn bộ phận dôi ra ngoài giá trị sức lao động m = 3 USD, đó là giá trị thặng dư
thì nhà tư bản chiếm lấy.
Vậy: Giá trị
thặng dư là một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không (kí hiệu: m)
Đến chủ
nghĩa tư bản dựa trên sản xuất công nghiệp, năng suất lao động cao thì ngày lao
động (12 giờ) được chia thành hai phần:
- Thời gian lao
động cần thiết (6giờ) tạo ra giá trị bằng giá trị sức lao động V=3 để tái sản
xuất sức lao động.
- Thời gian lao
động thặng dư (6giờ) tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản m=3
_______________._______________
Vậy: Sản xuất giá
trị thặng dư là quá trình sản xuất giá trị kéo dài vượt khỏi giới hạn tại một
điểm mà giá trị sức lao động được trả ngang giá.
Từ ví dụ trên, ta
thấy giá trị thặng dư chính là phần giá trị mới do lao động của công nhân tạo
ra ngoài sức lao động, là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư
bản. Chú ý rằng, phần lao đông không công đó trở thành giá trị thặng dư vì nó
thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải là của người lao đông. Sở dĩ nhà tư
bản chi phối được số lao động không công ấy là vì nhà tư bản là người sở hữu tư
liệu sản xuất.
Nguồn gốc bản chất
của giá trị thặng dư:
+ Trong mọi xã hội,
sức lao động là yếu tố sản xuất chủ yếu, sức lao động là toàn bộ những năng lực
thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang sống và được người đó
đem ra vận dụng. Ví dụ như: Phát minh khoa học, cãi tiến kỷ thuật hay lao động
sản xuất ra của cải vật chất, ... khi sức lao động trở thành hàng hoá giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao dộng tạo ra hàng hoá. Trong quá trình ấy, chính
lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức
lao động, tức là tạo ra giá trị thặng dư.
+ Giá trị thặng dư
là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá
trị sức lao động, là kết quả lao động không công của người lao động. Do đó, nếu
quá trình lao động dừng lại ở điểm mà giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất
giá trị giãn đơn, khi quá trình lao động vượt quá điẻm đó mới có sản xuất giá
trị thặng dư.
+ Vậy nhân tố
quyết định việc sản xuất giá trị thặng dư theo quan điểm chủ nghĩa Mac là nhân
tố sức lao động của người công nhân (Chủ yếu là giá trị sử dụng của hàng hoá
sức lao động).
+ Muốn sản xuất ra
giá trị thặng dư (m), trước hết nhà tư bản ra thị trường những thứ cần thiết
như: Tư liệu sản xuất, sức lao động của người công nhân, ... Sau khi có được
hai loại hàng hoá đó, nhà tư bản kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu mà nhà tư bản bỏ ra, phàn lớn hơn đó
gọi là giá trị thặng dư (m).
0 Comments