Phân tích về những tiềm năng thế mạnh của các vùng kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra những định hướng phát triển để khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Liên hệ về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (hoặc vùng kinh tế Tây Nguyên)?

 

Phân tích về những tiềm năng thế mạnh của các vùng kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra những định hướng phát triển để khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Liên hệ về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (hoặc vùng kinh tế Tây Nguyên)?


Vùng kinh tế là những bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân đã được chuyên môn hóa ở mức độ nhất định, có những quan hệ qua lại với nhau bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên diễn ra trên lãnh thổ đó và những quan hệ kinh tế xã hội khác.

Hơn 30 năm đổi mới, cả nước hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã xây dựng cơ chế, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế nhằm hỗ trợ phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vừng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo. Nhờ triển khai đồng bộ các chính sách cho những vùng kinh tế đặc thù, đến nay cả nước đã có bốn vùng kinh tế động lực, đời sống của đồng bào ở khắp các vùng kinh tế đều có chuyển biến và cải thiện.

Những tiềm năng thế mạnh của các vùng kinh tế Việt Nam và những định hướng phát triển để khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng (6 vùng kinh tế)

(1) Vùng trung du và miền núi phía Bắc

- Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện: Khoáng sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta. Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, apatit... Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Ngoài ra còn có thuỷ điện sông Đà, Thác Bà, Hoà Bình, Sơn La, Đại Thị …

- Cây công nghiệp, cây dược liệu, các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới: Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

- Chăn nuôi gia súc: phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

- Kinh tế biển: Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Du lịch biển - đảo đóng góp vào cơ cấu kinh tế, với quần thể du lịch Hạ Long đã được xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới.

- Định hướng phát triển V.trung du và miền núi phía Bắc

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.

+ Phát triển công nghệ khai khoáng, thuỷ điện, Công nghiệp cơ bản.

+ Hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

+ Phát triển kinh tế, xã hội củng cố an ninh quốc phòng

(2) Vùng đồng bằng sông Hồng

- Về vị trí địa lí: trung tâm miền Bắc, có Hà Nội là thủ đô của cả nước; Giáp biển, có cảng Hải Phòng là với cửa ngõ thông ra biển của vùng và cả Bắc Bộ.

- Tài nguyên thiên nhiên: Đất phù sa màu mỡ. Nguồn nước rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Bờ biển dài khoảng 400 km, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, giàu tiềm năng; có cảng Hải Phòng, có khu du lịch Đồ Sơn. Khoáng sản: Có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh, khí đốt; có tiềm năng về dầu khí ở thềm lục địa.

- Kinh tế - xã hội: Có cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất nước, có hàng loạt quốc lộ huyết mạch đã được nâng cấp; mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh.

- Định hướng phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng:

+ CNH,HĐH nông nghiệp phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái.

+ Phát triển các ngành CN công nghệ cao, xây dựng hoàn thiện khu CN cao.

+ Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ chất lượng cao.

+ Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng: sân bay, bến cảng, giao thông…

+ Phát triển KH-CN và nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Xây dựng các viện nghiên cứu, các trường ĐH ngang tầm quốc tế.

(3) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

- Tài nguyên khoáng sản: khá phong phú và  đa dạng. So với cả nước chiếm 100% trữ lượng crômit, 20% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng...

- Tài nguyên đất: đa dạng thích hợp cho trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; Rừng phi lao chống cát ven biển. Diện tích rừng của cả vùng hơn 3.300 nghìn ha. Tài nguyên rừng của vùng chỉ  đứng sau Tây Nguyên, đáp ứng một phần xuất khẩu của nước ta.

- Tài nguyên biển: Chiều dài bờ biển khoảng hơn 1000 km, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Biển có nhiều  đảo và quần  đảo; ngoài khơi có quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và là nơi cư ngụ của tàu thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ. Biển nhiều loài cá có giá trị thuận lợi cho phát triển khai thác ...

- Định hướng phát triển BắcTrung Bộ và DH MTrung

+ Phát triển Công nghiệp hoá dầu, Công nghệ cơ khí, năng lượng

         + Phát triển nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng thâm canh, chuyên canh.

         + Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ.

         + Xây dựng và hoàn thiên kết cấu hạ tầng.

         + Hình thành một số khu kinh tế ven biển.

(4) Vùng Tây Nguyên

- Tập trung nhiều khoáng sản: phong phú, đa dạng như đồng, chì, thiết, sắt, pyrit, niken, crom, vàng, vofram; bôxit, apatit, đá vôi, than,... là nguyên nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: giàu có về thành phần loài động, thực vật... thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

- Địa hình, đất đai: Địa hình đồi trung du, cao nguyên, thung lũng và đất feralit thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. Nhiều đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi, chăn thả gia súc. Địa hình đá vôi các-xtơ là những cảnh quang độc đáo thích hợp phát triển du lịch.

- Khí hậu: phân hóa đai cao thích hợp trồng cây cận nhiệt, ôn đới ở các vùng núi cao.

- Nguồn thủy năng: các con sông ở miền núi chảy qua vùng có độ dốc lớn, tiềm năng thủy điện dồi dào.

- Dân cư: nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, văn hóa đa dạng thích hợp phát triển du lịch văn hóa.

- Định hướng phát triển Vùng Tây Nguyên

+ Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh cây nguyên liệu, cây công nghiệp.

+ Phát triển công nghệ khai khoáng, năng lượng, …

+ Phát triển du lịch, dịch vụ thương mại.

+ Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

+ Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội

(5) Vùng Đông Nam Bộ

- Tài nguyên thiên nhiên: Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng.

- Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày trên quy mô lớn.

- Tài nguyên rừng: cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy. Có vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

- Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

- Điều kiện kinh tế- xã hội: có thành phố Hồ Chí Minh  là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước. Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Định hướng phát triển Vùng Đông Nam Bộ

+ Tập trung phát triển các ngành Công nghệ bổ trợ, Công nghệ cao, Công nghiệp hoá dầu, hoàn thiện khu CN cao.

+ Phát triển nông nghiệp hàng hoá, nông nghiệp sạch tạo sản phẩm xuất khẩu.

+ Phát triển mạnh du lịch, thương mại và dịch vụ cao.

+ Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng

+ Phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng các trung tâm chức năng, thực nghiệm, các trường ĐH chất lượng cao mang tính quốc tế.

(6) Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có bờ biển chiếm trên 10% chiều dài bờ biển cả nước, với vùng kinh tế đặc quyền; thềm lục địa có thế mạnh về hải sản; có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn dưới lòng biển, thềm lục địa; có các cửa khẩu quốc tế và quốc nội, giao lưu kinh tế

- Trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam

Với trung tâm là TP. Cần Thơ là trung tâm dịch vụ lớn của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối trong hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

-         Định hướng phát triển Vùng ĐB sông Cửu Long

+ Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, khai thác lợi thế vùng châu thổ sông Cửu Long.

+ Phát triển công nghiệp dầu khí, điện, đạm, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí.

+ Phát triển mạnh du lịch, thương mại.

+ Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

+ Phát triển giáo dục đào tạo.

* LIÊN HỆ về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (hoặc vùng kinh tế Tây Nguyên)? (Chọn 1 trong 2)

Anh chị tham khảo thêm Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(1) Liên hệ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Ưu điểm: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm có TP. Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định với diện tích tự nhiên 27.881,7km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước, dân số 6,5 triệu người, chiếm trên 7,0% dân số cả nước. Có điều kiện thuận lợi để hình thành một hành lang kinh tế, thương mại quan trọng kết nối Bắc - Nam và là cửa ngõ ra biển của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, nối Lào, Myanmar, Campuchia với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương. Hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 4 khu kinh tế (KKT) ven biển gồm: Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) và 19 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập (chiếm 5,8% số KCN cả nước và khoảng 45,2% số KCN của 14 tỉnh miền Trung). Số liệu thống kế gần đây cho thấy, các KKT và KCN trong vùng đã thu hút hơn 1.280 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 500.000 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện hơn 210.000 tỷ đồng; thu ngân sách khoảng 36.000 - 40.000 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào các KKT có 420 dự án (chiếm 32,8%) với vốn đầu tư đăng ký hơn 380.000 tỷ đồng (chiếm 76%); thu ngân sách khoảng 30.000 tỷ đồng (chiếm 70 -75%).

- Khuyết điểm: Chất lượng và tốc độ phát triển các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) của vùng không cao. Các KKT, KCN lại thu hút đầu tư theo hướng cạnh tranh tràn lan trên tất cả các lĩnh vực đã làm triệt tiêu lợi thế lẫn nhau và làm lệch lạc hướng đi trong khai thác tiềm năng sẵn có vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong vùng.

Các khu kinh tế và khu công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tuy có tạo thêm năng lực sản xuất mới, nhưng chưa tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp. Phần lớn thu hút vào các KKT, KCN là các ngành thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng, ít công nghệ cao như dệt may, da giày, sản xuất sản phẩm nhựa, vật liệu nung, chế biến nông - lâm - thủy sản... làm cho chất lượng và tốc độ phát triển các KKT, KCN của Vùng không cao. Mặt khác, các KKT, KCN khu vực miền Trung có tiềm năng, lợi thế tương đối giống nhau, nhưng chưa có sự phân tích sâu nhằm đưa ra cơ chế phân công thu hút đầu tư và phát triển hợp lý để tạo nên lợi thế tổng hợp của toàn vùng. Số lượng các KCN ở miền Trung đi vào vận hành chưa nhiều, quy mô vốn đầu tư hạn chế; ngành nghề thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, KCN còn trùng lặp, chính sách thu hút không đồng bộ, thiếu gắn kết; hàm lượng KHCN trong các dự án đầu tư còn thấp và tình trạng thiếu lao động trong các KCN đang là nghịch lý của chính sách thu hút đầu tư phát triển các KCN trong vùng.

- Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế: kể trên là do các chính sách thu hút đầu tư của các tỉnh thành chưa có gì vượt trội, công tác quản lý khu kinh tế, KCN gặp nhiều khó khăn, hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu sự gắn kết và hợp tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong vùng. Bên cạnh đó là tình trạng tranh giành tài nguyên, đùn đẩy trong xử lý ô nhiễm môi trường.

* Giải pháp: Nâng cao hiệu quả của hệ thống các khu kinh tế, KCN trong vùng như rà soát quy hoạch phát triển các KCN dựa trên sự hợp tác và liên kết; liên kết phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; lựa chọn phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp cụ thể tránh trùng lặp; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng công tác thu hút và xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó cần xây dựng bộ máy quản lý các khu kinh tế, KCN năng động, hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường…

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch.

- Giải quyết những khó khăn còn tồn đọng về cơ sở vật chất hạ tầng và lực lượng lao động bằng cách đầu tư, cải tiến cơ sở vật chất đặc biệt là đường giao thông

- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu

- Là một vùng thường xuyên phải đối mặt với những thiên tai tự nhiên, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặc biệt chú ý trong công tác phòng, chống thiên tai

(2) Liên hệ Vùng kinh tế Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng) dân số gần 6 triệu người, diện tích tự nhiên 54.470 km2, bằng 1/6 diện tích cả nước. Tây Nguyên có đường biên giới dài hơn 600 km giáp Lào, Campuchia, là vùng có vị trí địa lý, môi trường sinh thái, dân cư, văn hóa, trình độ sản xuất đặc thù. Vùng đất này là căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sau ngày nước nhà thống nhất, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội mọi mặt ở Tây Nguyên. Thế nhưng, đến nay khu vực Tây Nguyên nhìn chung vẫn chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh đầu tàu kinh tế, phát triển khá toàn diện, từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. GRDP bình quân đầu người của Lâm Đồng năm 2017 đạt 54,2 triệu đồng (cao hơn mức bình quân cả nước); tổng thu ngân sách hơn 6 ngàn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 552 triệu USD, tăng 22,7% so với năm 2016. Khách du lịch đến Lâm Đồng trong năm 2017 là 5,9 triệu lượt. Kế đến, Đak Lak cũng có nhiều điểm sáng về kinh tế. Năm 2017, tổng thu ngân sách của Đak Lak đạt trên 4.679 tỷ đồng; nhiều dự án lớn đăng ký đầu tư như: dự án điện năng lượng mặt trời của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình với nguồn vốn dự kiến 52.985 tỷ đồng; Tập đoàn AES-Hoa Kỳ đăng ký vốn đầu tư khoảng 750 triệu USD... Các tỉnh c̣n lại gồm Gia Lai, Đak Nông, Kon Tum các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt thấp, thu nhập bình quân đầu người kém xa mức bình quân chung cả nước 2.385 USD/người/năm 2017.

Kinh tế các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có, hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm còn rất thấp (trừ Lâm Đồng). Sau hơn 40 năm tác động mạnh đến rừng và đất rừng, hiện nay tài nguyên khu vực này đã cạn kiệt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: hạn hán, khan hiếm nguồn nước, sa mạc hóa, lũ lụt... Vì vậy, việc chuyển đổi mô hình kinh tế, hạn chế, khắc phục khó khăn thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng cần được quan tâm và quyết liệt thực hiện.

Thực tế cho thấy sự phát triển ở các địa phương Tây Nguyên vẫn còn thiếu sự liên kết, phối hợp. Tình trạng đầu tư trùng lặp chưa hoàn toàn được khắc phục. Có lúc còn cạnh tranh không lành mạnh để thu hút đầu tư bằng cách “phá rào”, ưu đãi lớn, gây tổn thất chung.

*Giải pháp: Tây Nguyên cần thực hiện một số giải pháp liên kết vùng để phát triển như liên kết hạ tầng giao thông và sản xuất; xây dựng chiến lược phát triển du lịch chung của vùng trên cơ sở liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; thúc đẩy hình thành và phát triển giá trị các chuỗi liên kết đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng như cà phê, hồ tiêu, cao su, quan tâm chế biến sâu có giá trị gia tăng và chất lượng cao. Với lợi thế 2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp và 3,2 triệu ha đất lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, nhiều tiểu vùng khí hậu là tiền đề để các tỉnh Tây Nguyên phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, phong phú, ứng dụng công nghệ cao để có lợi thế cạnh tranh. Ngoài liên kết nội vùng, Tây Nguyên còn có sự liên kết với các tỉnh Nam Trung bộ, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng, đồng thời liên kết quốc tế trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Một số tỉnh Tây Nguyên đã chủ động liên kết với một số trường đại học trong nước, liên kết với từng quốc gia có thế mạnh đặc thù làm “bà đỡ” cho phát triển kinh tế-xã hội của mỗi tỉnh.


Post a Comment

0 Comments