Nguồn lực là tổng hợp các yếu tố vật chất và phi vật chất cần thiết, cung cấp và góp phần thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế của một đất
nước.
Nguồn lực có hai nhóm chính sau đây:
- Theo tính chất của nguồn lực: nhóm nguồn lực vật chất (vốn
đầu tư, lao động, TNTN, khoa học và công
nghệ), nhóm nguồn lực tinh thần (thể chế chính trị, luật pháp, chính sách, đặc điểm văn hóa, dân tộc, tôn giáo …);
- Theo sở hữu nguồn lực, gồm nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài.
+
Nhóm nguồn lực trong nước (nội lực) là các nguồn
lực thực tế và tiềm năng mà quốc gia có và sẽ có, bao gồm các nguồn lực tự nhiên, văn hóa, hệ thống tài sản
quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác,…
+ Nhóm nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) là các nguồn lực thực tế và tiềm năng mà quốc gia đang sử
dụng và có thể huy động, sử
dụng phục vụ cho mục đích của nước mình, bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm
về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài.
Nguồn lực trong nước
đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia.
Nguồn lực nước
ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc
gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Mặc dù có vai trò
khác nhau, nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác, bổ sung cho nhau
trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.
Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trong nước (nội lực) với
nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế
nhanh và bền vững.
Việc khai thác, huy
động, phân bổ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực nước ngoài sẽ góp phần
phát huy hiệu quả nguồn lực trong nước để phát triển nền kinh tế và ngược lại.
Ví dụ
như việc khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn. Nếu như vốn trong nước là nguồn có tính chất quyết định, có vai trò chủ yếu thì vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước
đi ban đầu tạo ra “cú hích” cho sự phát triển. Cụ thể, nguồn vốn nước ngoài bổ sung nguồn vốn
cho đầu tư khi mà tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp; đảm bảo trình độ công
nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế giới; có vai trò
tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Thực tế việc huy động và sử dụng vốn ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều
chuyển biến tích cực, chúng ta huy động được nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng, phát triển kinh tế, góp
phần giải quyết các điểm nghẽn của nền kinh tế về hoàn thiện thể chế và hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề xã hội.
- Để khai thác có hiệu quả NL nước ngoài,
thì Nhà nước cần có qui hoạch phát triển và định hướng khuyến khích đầu tư vào
các ngành, lĩnh vực mà nước ta chưa đủ khả năng đầu tư. Đồng thời có chính sách
khuyến khích đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vào các ngành sử dụng nhiều lao động
... để thu hút NL tài nguyên, lao động tại địa phương.
- Phát huy nội
lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng
huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ
các NL bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để phát
triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thu hút
ngoại lực để phát huy nội lực thông qua sự giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế để
thu hút mọi NL nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân ta.
Không phải chỉ nhằm nhận sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế để bù đắp sự thiếu hụt ở
trong nước, mà chính là thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước để
có điều kiện phát huy những tiềm năng của Việt Nam.
- Xây dựng một
chính sách đối ngoại đúng đắn sẽ là tiền đề, là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại là để thu hút ngoại lực nhằm phát huy nội lực. Kiên
trì theo đuổi chính sách mở cửa. Muốn vậy, một mặt, cần tạo lập và hoàn thiện môi
trường và chuẩn bị những điều kiện kinh tế trong nước cho việc mở cửa nền kinh
tế trên các lĩnh vực; mặt khác, nhanh chóng hình thành đồng bộ hệ thống huy động
vốn từ trong nước. Nguồn vốn trong nước tạo ra nội lực bên trong làm cho nền
kinh tế trong nước ổn định trước những biến động của thị trường thế giới và khu
vực; đồng thời, tạo điều kiện thu hút và sử dụng hiệu quả vốn từ bên ngoài.
Tóm lại, về thực chất, hội nhập kinh tế
quốc tế là sự kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của dân tộc, phát triển kinh tế
đất nước, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
0 Comments