Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng, giải quyết tốt các vấn đề của 04 NL đó là: NL lao động, khoa học - công nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên

 

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng, giải quyết tốt các vấn đề của 04 NL đó là: NL lao động, khoa học - công nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng, giải quyết tốt các vấn đề của 04 NL đó là: NL lao động, khoa học - công nghệ (KHCN), vốn, tài nguyên thiên nhiên (TNTN).

        Thứ nhất về NL lao động:

        - Trước hết, phải nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục và đào tạo. Việc tăng cường đầu tư cho nâng cao trình độ dân trí, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là nền tảng của tăng trưởng và phát triển bền vững. Tiến hành cải cách toàn diện, tổng thể và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; định hướng nghề nghiệp cho học sinh và phụ huynh. Thực hiện đồng bộ các nội dung của chiến lược dân số, chú ý đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Phát triển nguồn lao động hợp lý, tranh thủ thời cơ của thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, là nhân tố, NL chủ yếu và mục tiêu của phát triển.

        - Hai là, khuyến khích phát triển sản xuất, cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là tạo việc làm đầy đủ có thu nhập cao, duy trì tỷ trọng thất nghiệp hợp lý. Hướng quan trọng để tạo thêm việc làm là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế.

        - Ba là, tạo lập và quản lý tốt thị trường lao động. Nhà nước cần có những biện pháp tác động để điều tiết quan hệ cung - cầu theo mục tiêu đặt ra. hoàn thiện pháp luật và chính sách cho phát triển thị trường lao động, hình thành đồng bộ các tiêu chuẩn lao động phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực và trình độ của bộ máy tổ chức và quản lý thị trường lao động...

        - Bốn là, triển khai đồng bộ các nội dung của chiến lược dân số. Trong đó tập trung điều chỉnh cơ cấu dân số, ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số. 

     Thứ hai, về nguồn lực KHCN

          - Hoàn thiện và thúc đẩy thị trường KHCN phát triển. Phát triển các yếu tổ thể chế thị trường KHCN: hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động của thị trường KHCN; nâng cao hiệu quả hoạt động, thực thi sở hữu trí tuệ, phát triển các dịch vụ KHCN, thúc đẩy cung và tăng cầu các sản phẩm KHCN...

        - Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho phát triển KHCN. Xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động KHCN, đặc biệt tăng cường nguồn vốn từ doanh nghiệp. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ phát triển KHCN, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại...

        - Phát triển nguồn nhân lực KHCN. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ KHCN, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Có chính sách tuyển đụng, sử dụng, đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ KHCN, nhất là các nhân tài, có chính sách thu hút các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài.

        - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KHCN. Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý KHCN. Đổi mới tổ chức và quản lý hệ thống các viện nghiên cứu - phát triển phù hợp với từng loại hình hoạt động. Chuyển các cơ quan nghiên cứu - phát triển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế tăng cường gắn kết các viện với các doanh nghiệp và các trường đại học. Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KHCN.

        -Mở rộng hợp tác quốc tế về KHCN. Đa dạng hóa hình thức hợp tác đầu tư với nước ngoài về KHCN, nhất là công nghệ tiên tiến và hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học được tham gia các hội nghị quốc tế, nghiên cứu, trao đổi và giảng dạy ở nước ngoài.

        Thứ ba, về nguồn vốn:

        - Tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả đầu tư. Môi trường đầu tư được hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước đảm bảo. Hệ thống pháp luật (trước hết là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công...) phải công bằng, hợp lý và được đảm bảo thực thi trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh tế.

        - Phát triển thị trường tài chính. Trong cơ chế thị trường, hoạt động của thị trường tài chính tạo ra cơ chế huy động và phân bổ các nguồn vốn đầu tư theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, phát triển thị trường tài chính, đảm bảo sự vận hành, an toàn và hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với quá trình tăng trường và phát triển kinh tế của nước ta.

        - Tiêp tục hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ. Xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất linh hoạt, nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sản xuất, tiêu dùng và công bằng xã hội.

        - Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng cường các biện pháp thực hiện tiết kiệm, cần xác định đúng, chính xác chủ trương đầu tư.

        Thứ năm, về nguồn lực tài nguyên thiên nhiên:

        Đại hội XII nhấn mạnh: “Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, hoàn thiện quy hoạch và tăng cường quản lý, giám sát, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các NL tài nguyên”, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững, “Hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu khí... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu”.

        Cần phát huy vai trò của Nhà nước trong khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn TNTN.

        + TNTN là tài sản quốc gia, là NL không thể thiếu được trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy muốn phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên chúng ta phải làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên như: các loại khoáng sản, rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, đất nông nghiệp, nguồn lợi hải sản... tránh khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt.

        + Phải đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống, đặc biệt tại các khu công nghiệp, đô thị, dân cư; phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên.

        + Hội nghị Trung ương 5 khóa XII nhấn mạnh: “Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực này... Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả TNTN. Nhà nước giao quyền khai thác tài nguyên cho các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường”.

        Hoạch định chủ trương và xây dựng các chính sách, cơ chế trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm; có hiệu quả nguồn TNTN, bảo vệ và tái tạo môi trường. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện đồng bộ chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

        + Đầu tư vốn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp trong khai thác, sử dụng TNTN, hạn chế lãng phí và ô nhiễm môi trường.

        + Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp dân cư nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Đẩy mạnh hơn nữa việc đưa nội dung môi trường vào các chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động tập thể từ nhà trường đến cộng đồng.

        + Chủ động tham gia các tổ chức đa phương, song phương quốc tế và khu vực để học tập kinh nghiệm và bảo vệ lợi ích dân tộc trong lĩnh vực TNTN, ứng phó với sự cố môi trường trong khai thác, sử dụng TNTN./.


Post a Comment

0 Comments