Thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lý?

 

Thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lý?

Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững là mục tiêu phấn đấu của tất cả các nước. Thực tiễn ở các quốc gia cho thấy, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế các quốc gia nhất thiết phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý, có chiến lược phát triển kinh tế hợp lý cho từng giai đoạn phát triển. Trong đó cần phải xác lập vai trò, tỷ trọng và mối quan hệ hợp thành giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng, lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế, song, cơ bản có thể hiểu qua một số khái nỉệm phổ biến dưới đây:

- Cơ cấu kinh tế được hiểu là tồng thể các bộ phận hợp thành của nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hợn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành của 1 cơ sở, 1 ngành, 1 vùng hay nền kinh tế, các bộ phận này quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau có tính hệ thống, tác động lẫn nhau để có thể phát triển và được thực hiện bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận trong tổng thể.

Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng; Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết họp một cách hài hòa, cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển ồn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân.

Cơ cấu kinh tế hợp lý phải đảm bảo:

- Phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hòa, cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển ồn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân. Cơ cấu kinh tế phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, đồng thời hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phúc lợi xã hội.

- Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế phải được thể hiện về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển cụ thể của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ.

- Phải phù hợp với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhất của vùng và ngành. Phải đảm bảo sự thống nhất của các yếu tố phát triển nói chung và của sức sản xuất nói riêng giữa các lãnh thổ, các ngành, đồng thời có sự thích ứng cao với những thay đổi bên ngoài.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức. Nông nghiệp giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần về tỷ trọng

- Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ; cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng.

Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hoà, cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân.

Trong những năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; cơ cấu kinh tế từng bước dịch chuyển theo hướng tiến bộ, hiện đại; năng lực nội sinh của nền kinh tế ngày một gia tăng; đòi sống nhân dân từng bước được đảm bảo... Tuy nhiên, những kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Thực tiễn đang đặt ra thời cơ, thách thức phải đổi mới thành công mô hình tăng trưởng kinh tế gán với cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra “động lực” để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu toàn cầu.


Post a Comment

0 Comments