Liên hệ về chính sách đào tạo và sử dụng nguồn lực lao động ở địa phương nơi đồng chí công tác.

 

Liên hệ về chính sách đào tạo và sử dụng nguồn lực lao động ở địa phương nơi đồng chí công tác.

Các nhà kinh tế học cho rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, ở mức bền vững phải dựa trên 3 trục cơ bản là áp dụng khoa học công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn lực lao đông. Trong đó phát triển nguồn nhân lực là then chốt nhất. Trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cũng đã khẳng định trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu và quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong những năm vừa qua, tỉnh ................đã có những bước đột phá trong chính sách đào tạo và sử dụng nguồn lao động. Cụ thể, Ngày 21/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1136/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh …………. thời kỳ 2011-2020.

(Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, tôn vinh, trọng dụng nhân tài, chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, nổi bật nhất là Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và Đề án "Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng". Đến nay, Đề án "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" đã hỗ trợ kinh phí đào tạo cho 639 học viên, tập trung vào các ngành y tế (30%), quản lý hành chính (22%), kỹ thuật - công nghệ (19%) và kinh tế (15%). Với trên 100 tiến sĩ, thạc sĩ  tốt nghiệp từ các trường đại học nằm trong top 200 trường đại học tốt nhất thế giới, đây là lực lượng tham gia tích cực vào công tác quản lý và chuyên môn tại các sở, ban, ngành của thành phố. Đề án "Tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường, xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" (Đề án 89) đã tiếp nhận 139 người tốt nghiệp đại học hệ chính quy, dưới 35 tuổi; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường, xã giỏi về chuyên môn, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, thích ứng với sự phát triển và yêu cầu mới ở cấp cơ sở).

Hàng năm, thành phố cũng ưu tiên cử những người công tác lâu năm; mới tuyển dụng vào công chức, viên chức; học viên Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đối tượng thu hút nguồn nhân lực và CBCC phường, xã tham gia các khóa bồi dưỡng trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đối tượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng mở rộng cho cả những người hoạt động không chuyên trách xã, cán bộ thôn, tổ dân phố. Ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, Đà Nẵng rất chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm và năng lực lãnh đạo, quản lý. Cụ thể, trong năm 2016, Sở Nội vụ đã tổ chức 43 lớp thuộc nhóm kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, vị trí việc làm, thực thi công vụ, chiếm 77% tổng số khóa đào tạo do Sở tổ chức. Bên cạnh đó, thành phố đã cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để tổ chức 167 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành với 7.605 lượt người tham gia. Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng thường xuyên làm cầu nối trong việc mời chuyên gia nước ngoài sang bồi dưỡng ngắn hạn cho CBCCVC lãnh đạo, quản lý và chuyên môn về các lĩnh vực sử dụng và phát triển nhân lực, phát triển bền vững, quản lý chính quyền địa phương, du lịch, y tế, an toàn - an ninh thông tin…

Trong giai đoạn đến, thành phố sẽ tiếp tục ưu tiên việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm được quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và đào tạo ngắn hạn, chuyên sâu về chuyên môn. Trong đó, quan trọng là phải nắm bắt được yêu cầu thực tiễn của từng ngành, từng địa phương với tính chất và trình độ phát triển rất khác nhau để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tăng tính liên thông trong nội dung chương trình, giảm bớt những nội dung trùng lắp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học là trung tâm; tăng cường áp dụng hình thức thuyết trình, làm việc theo nhóm, thảo luận, nghiên cứu tình huống và chú trọng thực hành, áp dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho từng đối tượng người học. Các chương trình trao đổi nguồn nhân lực chất lượng cao hoặc liên kết - hợp tác với các tổ chức chuyên ngành, trường đại học trong và ngoài nước cũng sẽ được xúc tiến mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, Đà Nẵng đang triển khai ứng dụng Cổng đào tạo trực tuyến công ích thành phố (E-learning) trên nền tảng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Thành phố đang hướng đến việc xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến E-Learning cho CBCCVC và người lao động nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá". Theo đó, các cơ quan, đơn vị sẽ xây dựng các khóa đào tạo trực tuyến vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và chủ động triển khai các khóa này trên Hệ thống E-learning. Các đối tượng được cử hoặc cho phép tham gia học trực tuyến sẽ sử dụng tài khoản trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử của thành phố và kết quả đánh giá khóa học sẽ được lưu vào Hồ sơ CBCCVC trên Phần mềm quản lý CBCCVC của thành phố.

Nhìn chung, tại thành phố Đà Nẵng, đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCCVC; tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Dù đã đạt được một số thành quả nhất định, thành phố vẫn không ngừng nỗ lực đầu tư có chiều sâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp hóa; tích cực học hỏi và áp dụng các phương pháp giảng dạy mới để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và đáp ứng được các nhu cầu phát triển của một thành phố trẻ, năng động./.

 

Qua đó, tỉnh nhà đã đạt được một số kết quả sau:

- Tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2015 là 474.800 lao động; trong đó số lao động qua đào tạo khoảng 284.880 người đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%. Nhu cầu lao động qua đào tạo nói trên cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy mô phát triển của nền kinh tế.

- Đã tiến hànhh rà soát, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề một cách hợp lý, từng bước nâng cao trình độ so với mặt bằng chung của cả nước.

- Đã tiến hành đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo; đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo và dạy nghề. Đảm bảo khoảng 70% tổng số lao động trong các thành phần kinh tế qua đào tạo dưới các hình thức và trình độ khác nhau.

- Giai đoạn 2011-2015: Bổ sung cho nền kinh tế  khoảng 53.700 lao động được đào tạo  phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng phát triển của địa phương.

- Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với nghề đào tạo đạt trên 65%.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ thực hiện hiệu quả đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiến hành nhiều biện pháp tăng cường quản lý Nhà nước về nguồn lao độnng. Cụ thể:

Một là, Rà soát, tổ chức, sắp xếp lại và tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo nguồn lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng phân định ngành nghề, lĩnh vực đào tạo.

Hai là, Triển khai thực hiện tốt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo tinh thần của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.

Thứ hai, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lao động bằng nhiều giải pháp:

- Rà soát, bổ sung kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động; đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường và phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.

- Tiến hành Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đã ban hành, như: thực hiện cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và ưu đãi cho người học theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ, Ngành TW

Thứ ba, Hoàn thiện công tác tuyển dụng, nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Hoàn thiện thể chế, chế chính sách về tuyển dụng cán bộ, lao động. Qui định về tiêu chuẩn thi tuyển, xét tuyển một cách công khai, rõ ràng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Quán triệt nội dung Ðề án đào tạo, tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà nước với các cơ sở đào tạo. Thực hiện mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Đây là mô hình đào tạo được đánh giá là rất tiết kiệm và hiệu quả.  Tạo mối liên hệ chặt chẻ giữa UBND tỉnh, các cơ quan được giao đầu mối quản lý lao động ở địa phương với các trường nghề, cao đẳng, đại học nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi.

Thứ tư, Phát huy nguồn lực, đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực.

- Tổng vốn đầu tư cho phát triển nguồn lao động cho cả giai đoạn 2011-2020 ước tính khoảng 15.000 tỷ đồng, chiếm 10% so với tổng đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

- Tổng vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2020 dự kiến khoảng 7.853 tỷ đồng (chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh). Trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 3.745 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 4.108 tỷ đồng.

Thứ năm, thực hiện tốt Giải pháp huy động chuyên gia, nhà quản lý.

- Xây dựng cơ chế, chính sách độ đãi ngộ, tuyển dụng trí thức trẻ, các nhà quản lý có trình độ đại học trở lên tăng cường về làm cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn.

- Khuyến khích các Dự án phát triển, dự án ODA, FDI, các nhà đầu tư vào các dự án lớn sử dụng đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong nước và nước ngoài đến làm việc tại tỉnh; tăng cường sự tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý với các chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong nước và nước ngoài thông qua đó nâng cao năng lực, kinh nghiệm nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Như vậy, với những chính sách và giải pháp hợp lý theo từng giai đoạn, tỉnh Quảng Bình đã từng bước giải quyết bài toán về số lượng cũng như chất lượng của nguồn lao động trên địa bàn tỉnh. Góp phần củng cố và tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

 


Post a Comment

0 Comments