Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đối với nền kinh tế quốc dân. ở địa phương đồng chí, nhân tố nào là quan trọng nhất có tác động đến quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế địa phương và làm thế nào để phát huy được nhân tố đó.

 

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đối với nền kinh tế quốc dân. ở địa phương đồng chí, nhân tố nào là quan trọng nhất có tác động đến quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế địa phương và làm thế nào để phát huy được nhân tố đó.

Bất cứ hình thái kinh tế- xã hội nào cũng tồn tại một cơ cấu kinh tế thích ứng hay phù hợp với kiểu tổ chức của hình thái kinh tế xã hội ấy. Cơ cấu kinh tế một quốc gia không tồn tại vĩnh viễn mà có sự vận động, biến đổi tùy thuộc vào những điều kiện khách quan, chủ quan ở trong nước và quốc tế; nhằm mục đích đạt được cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với sự phát triển của quốc gia. Sự biến đổi đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và được hiểu là sự biến đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng quá trình chuyển dịch theo quy luật của nền kinh tế đặc biệt có sự tác động của các nhân tố sau:

- Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia

Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về bản chất, cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện tập trung chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Mục tiêu, nội dung, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội rõ ràng, có chất lượng cao càng tạo điều kiện để xây dựng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Như vậy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thông qua việc định hướng, chi phối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế.

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc điểm của các nguồn lực trong phát triển kinh tế.

Khi lực lượng sản xuất  phát triển, việc cải tiến, phát minh thiết bị, công nghệ mới hiện đại sẽ làm biến đổi căn bản qui mô cơ cấu, cách thức sản xuất; là gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, lĩnh vực bộ phận cơ cấu kinh tế. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã phá vỡ cân đối cũ, hình thành cơ cấu kinh tế mới với vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận phù hợp và thích ứng với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

 Bên cạnh đó, việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế bao gồm: Nhân lực, vật lực và tài lực có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước; vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hợp lý. Nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường lao động. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều tiềm năng để khai thác, sử dụng. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, tiền tệ sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế.

- Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội.

Đây là nhân tố quyết định tới việc hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thị trường là khả năng hay năng lực tiêu dùng của xã hội chính là đơn đặt hàng cho tất cả các chủ thể sản xuất- kinh tế. Vì vậy yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể hơn, nó tác động trực tiếp đến việc hình thành qui mô, tỷ trọng, vị trí, vai trò chức năng cũng như quyết định chất lượng hình thành và phát triển ngành, lĩnh vực, và bộ phận của nền kinh tế.

- Môi trường, thể chế kinh tế

Môi trường, thể chế kinh tế có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Môi trường kinh tế tốt, nguồn lực được khai thác sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn lực về tài chính sẽ tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho xây dựng và chuyển dịch cơ cấu k/tế theo hướng hiện đại, phát huy được sức mạnh của tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế quốc dân.

Môi tường chính trị xã hội ổn định, phát triển, nguồn lực con người với tinh hoa văn hóa, truyền thống… được phát huy sẽ có tác tác động tích cực tới hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả.

Môi trường pháp lý mạnh, hành lang pháp lý thông thoáng sẽ thúc đẩy vừa ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả. Một khi môi trường kinh tế hạn chế, môi trường chính trị- xã hội bất ổn, môi trường pháp lý không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế.

Thể chế kinh tế do nhà nước tác động đến việc điều tiết vĩ mô các bộ phận, các ngành, lĩnh vực kinh tế, tác động xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu hướng tất yếu khách quan, do đó mỗi quốc gia cần phải xác định thế mạnh của mình, tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại; đồng thời nhận thức rõ điểm yếu để hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa tạo ra. Như vậy, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Liên hệ địa phương

Tại thành phố Đà Nẵng, sau hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và 15 năm được công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia, Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ; đặc biệt là sau khi Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng  trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; cụ thể:

- Kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh và ổn định, chất lượng tăng trưởng được cải thiện qua từng năm, các lĩnh vực, thành phần và địa bàn kinh tế chủ yếu được định hình, giai đoạn 2003-2018 ước tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá cố định 2010) tăng 10%/năm, với giá trị năm 2018 ước đạt 63.960 tỷ đồng , gấp 4,2 lần so với năm 2003, bằng 1,39% so với cả nước ; GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 82,8 triệu đồng (3.677 USD), gấp gần 7 lần năm 2003 và 1,45 lần cả nước , đạt cao so với vùng kinh tế trọng điểm miền trung 1,42 lần  và đạt khá so với một số địa phương tương đồng và năng động cả nước .

- Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển dịch đúng theo hướng “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 46,7% năm 2003 lên 57,9% năm 2018, công nghiệp - xây dựng giảm từ 34,6% xuống 28,5% và nông nghiệp giảm từ 3,6% xuống 1,6% (ngoài ra còn có nhân tố thuế sản phẩm giảm từ 15,1% năm 2003 xuống 12% theo phương pháp thống kê mới). Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước (giảm từ 51,3% năm 2003 xuống 23% ước năm 2018), khuyến khích khu vực tư nhân phát triển; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,6% lên 11,3%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đạt được các kết quả về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên, như: sự quan tâm của Trung ương, chiến lược phát triển hợp lý, đóng góp của các nguồn lực, môi trường kinh tế được cải thiện… Trong đó một nhân tố góp phần quan trọng là nhân tốt nguồn lực, đặc biệt và cụ thể ở đây là nguồn nhân lực. Chính sách phát triển NNLCLC của thành phố liên tục phát triển và hoàn thiện, được xác định là 1 trong 3 đột phá phát triển kinh tế-xã hội thành phố.

Đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là ở khu vực công, đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố, nâng cao chất lượng làm việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tham mưu nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều người được bổ nhiệm, phân công giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý; kể cả các chức vụ quan trọng. Nhiều cán bộ đã có những đóng góp tích cực, nổi trội trong công tác, có cống hiến bằng sản phẩm cụ thể, có đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao trong ứng dụng thực tiễn. Trong đó, nổi bật là các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng, công nghệ thông tin… Đội ngũ cán bộ này đã góp phần giúp thành phố đạt được những thành tựu quan trọng, như nhiều năm liền Đà Nẵng có chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, PCI, chỉ số cải cách hành chính, PAPI Index… dẫn đầu cả nước.

Trong thời gian đến, với dân số hiện tại hơn 1 triệu người, lực lượng lao động chiếm trên 55% dân số, đa số trẻ và năng động, thành phố cần có một số chủ trương, chính sách cụ thể để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cụ thể:

- Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực. Thực hiện đầy đủ và nhất quán Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020, trong đó tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục thực hiện các Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo; quy hoạch hát triển đào tạo nghề thành phố, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề 5; tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ phát triển các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế của thị trường và yêu cầu, địa chỉ cụ thể của người sử dụng lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo ngành nghề, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp, gắn với nhu cầu của ngành, thành phố và toàn xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là cán bộ kỹ thuật, công nghệ và quản lý cho các ngành ưu tiên phát triển


Post a Comment

0 Comments