Trong hơn 35
năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội
còn biểu hiện gay gắt. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội, thì cần phải có những giải pháp thiết thực hơn
nữa.
Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII chủ trương “ Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các
quan hệ đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và đảm bảo định hướng XHCN, giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xh.
Tiếp tục hoàn
thiện các chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở
rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tại
điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc
những người gặp rủi ro trong cuộc sống...Đổi mới chính sách giảm nghèo theo
hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận các phương pháp đo lường nghèo đa chiều
nhằm bảo đảm ASXH cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.
Như vậy, quan
điểm nhất quán, xuyên suốt qua các thừi kỳ đại hội của Đảng luôn khẳng định gắn
tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Kết quả thực
hiện thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
được thể hiện trên các bình diện sau:
- Tình hình
phát triển con người Việt Nam.
+Thứ nhất, chỉ
số HDI của Việt Nam có nhiều cải thiện nhờ thành tựu của quá trình tăng trưởng,
phát triển kinh tế.
+Thứ hai, thứ
bậc về HDI của Việt Nam so với các nước và vùng lãnh thổ nói chung đã cao lên
nhưng vẫn xếp ở vị trí trung bình thấp.
+Thứ ba, chỉ số
tuổi thọ của Việt Nam tang nhanh, nhưng chỉ số tri thức và thu nhập còn thấp.
Đến nay tuổi thọ bình quân của VN đạt 73,4 tuổi, cao hơn 69,3 tuổi của nhóm
nước trung bình, cao hơn mức 72,6 tuổi của nhóm cao.
+Thứ tư, các
chỉ số phát triển giới có nhiều cải thiện. Trong vòng 20 năm, VN được đánh giá
là quốc gia có sự tiến bộ nhanh về bình đẳng giới. Gía trị và vị trí xếp hạng
của chỉ số GDI đã tăng từ mức trung bình thấp lên mức trung bình cao, chỉ số
GEM được xếp loại trung bình. Thứ hạng về chỉ số GEM và GII cao hơn một số nước
trong khu vực.
- Tình hình
giảm nghèo ở VN.
Trong quá trình
đẩy mạnh phát triển kinh tế, Việt Nam đã rất chú trọng hướng vào con người,
nhất là những người nghèo. Tỷ lệ giảm nghèo từ khoảng 60% vào năm 1990 xuống
còn 18,1% vào năm 2004, và kết thúc năm 2011, tỷ lệ nghèo cả nước giảm chỉ còn
14%. Tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm
khoảng 2%/năm, từ 14,2% cuối năm 2010 xuống dưới 4,5% năm 2015. Năm 2008, Việt
Nam đã hoàn thành hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đặt ra cho năm
2015. Số hộ nghèo giảm từ 29% năm 2002 xuống còn 9,5% năm 2011; chỉ số HDI tăng
từ mức 0,683 năm 2000 lên mức 0,728 năm 2011, xếp thứ 128/187 nước, thuộc nhóm
trung bình cao của thế giới. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của
Việt Nam xếp 129 trên tổng số 182 nước. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế
của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội khá hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình quân
đầu người cao. Theo quyết định phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm
nghèo giai đoạn 2012-2015, tổng kinh phí cho Chương trình là hơn 27.500 tỷ
đồng. Đi kèm với đó, Chương trình 135 giai đoạn III, năm 2012 và 2013 thực hiện
theo định mức và vốn đã được phân bổ; năm 2014 và 2015 tăng 1,5 lần so với định
mức vốn năm 2013; các năm tiếp theo tăng thêm phù hợp với khả năng ngân sách
nhà nước.
- Tình hình bất
bình đẳng xã hội ở VN.
+ Bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập ở VN.
Mặc dù chúng ta
luôn khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh
tế đi liền với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và
trong từng chính sách phát triển, tuy nhiên, VN đang trong giai đoạn xây dựng
nền tảng của một nước CNH nên chúng ta đã xác định nhiệm vụ kinh tế là trọng
tâm, nhấn mạnh nhiều đến các chính sách hướng tới tăng trưởng nhanh. Điều này
đã ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở
nước ta thời gian qua. Thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở VN
thời gian qua thể hiện ở:
(1) Các chỉ số
bất bình đẳng đều có xu hướng gia tăng ở tất cả các tiêu chí, điều này phản ánh
trong quá trình tăng trưởng, tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở VN gia tăng
hơn, trong đó gia tăng trong khu vực thành thị và nông thôn ngày càng rõ.
(2) Dù các chỉ
số bất bình đẳng ở VN có xu hướng gia tăng so với các tiêu chí quốc tế, song VN
vẫn được coi là nước có mức độ bất bình đẳng thấp, trung bình. So với chuẩn
quốc tế WB đưa ra thì VN có mức độ phân hóa giàu nghèo còn thấp hơn so với
nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới và ở mức bất bình đẳng chấp
nhận được.
+ Bất bình đẳng
giới ở VN.
VN đã đạt nhiều
thành tựu quan trọng trong bình đẳng giới (năm 2006, chúng ta đã có Luật Bình
đẳng giới), được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách
giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua.
0 Comments