Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng
xã hội là hai tiêu chí quan trọng của phát triển của xã hội. Trong thời kỳ đổi
mới Đảng ta luôn chủ trương phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội; coi hai mục tiêu này có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tăng trưởng kinh tế là cơ sở, làm tiền đề
và điều kiện cho nhau, ngược lại, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là điều
kiện quan trọng thúc đẩy và bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
Tăng trưởng
kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sự gia tăng về quy mô sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, các chỉ tiêu để đo tăng
trưởng kinh tế thường được sử dụng là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GDP bình quân đầu người và các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp khác. Nội hàm tăng trưởng kinh tế là tăng lên về số lượng trong một
thời gian nhất định, khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ chất lượng của sự tăng
trưởng.
-Tiến bộ xã hội
là sự vận động của xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ lạc hậu đến văn
minh hiện đại. Tiến bộ xã hội trước hết phải xuất phát từ con người, vì con
người và hướng tới sự tiến bộ của con người. Sự tiến bộ xã hội còn thể hiện ở
sự phát triển ngày càng cao hơn của cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng và ý
thức xã hội.
-Công bằng xã
hội (CBXH) là khái niệm mang tính chuẩn tắc, phụ thuộc vào quan niệm khác nhau
của mỗi quốc gia, mỗi giai cấp. Công bằng xã hội là sự bình đẳng về quyền lợi
và nghĩa vụ của công dân, bình đẳng trong chế độ phân phối thu nhập, cơ hội
phát triển và điều kiện, thực hiện cơ hội. Từ điển Bách khoa Việt Nam viết
“Công bằng xã hội là phương thức đúng đắn nhất để thỏa mãn một cách hợp lý
những nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân, xuất phát
từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế -xã hội nhất định.
-Tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa
là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là thước đo
của tiến bộ và công bằng xã hội; tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố động lực
để có tăngtrưởng kinh tế cao và bền vững; tiến bộ, công bằng xã hội là biểu
hiện của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau.
- Đảng ta cho
rằng, giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội có mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát triển. Tăng trưởng kinh
tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội, không thể có công bằng,
tiến bộ xã hội nếu không dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực, điều kiện quan trọng có tác dụng
thúc đẩy, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Mỗi bước tiến của tăng
trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã
hội ở từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đại hội X của Đảng khẳng định:
"Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo
dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực
hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã
hội".
Giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất được thể hiện
ở chỗ tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho việc thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, ngược lại tiến bộ và công bằng xã hội sẽ tạo ra động lực và môi trường
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là cơ sở, là điều
kiện để nâng cao phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng
trưởng kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một
quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề.
- Thứ hai, tiến bộ và công bằng xã hội được thực
hiện sẽ tạo động lực và môi trường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT), sẽ
khuyến khích người lao động vươn lên học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề để có năng suất lao động
cao, có thu nhập cao, khi đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đây chính là yếu tố đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ và công bằng xã hội cũng có sự mâu thuẫn nhất định, đòi hỏi phải có sự
điều tiết hiệu quả của Nhà nước, cụ thể là:
- Thứ nhất, TTKT là cơ sở, là điều kiện để thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhưng không phải cứ có TTKT là có tiến bộ và
công bằng xã hội, vì: phương thức để đạt được TTKT và tiến bộ, công bằng xh
không giống nhau; các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường (KTTT), hầu hết
hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (ngoài trừ doanh nghiệp công ích), họ chỉ đầu
tư vốn vào lĩnh vực, ngành nào thu được lợi nhuận cao nhất; trong điều kiện
nguồn lực có hạn, nếu tăng đầu tư cho mục tiêu phúc lợi xh, nhưng lại triệt
tiêu động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (quy định mức lương tối thiểu, thuế
thu nhập cá nhân lũy tiến, trợ cấp của Chính phủ...)
- Thứ hai, tiến bộ và công bằng xh nếu quá chú
trọng vào mục tiêu phúc lợi xh, xem nhẹ lợi ích của người lao động, thì có thể
xuất hiện nững yếu tố cản trở Tăng trưởng kinh tế, vì: công bằng xh kiểu đó đã
trở thành cào bằng, bình quân chủ nghĩa, không khuyến khích người lao động học
tập nâng cao trình độ, không khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến,
sáng tạo...Nếu quá chú trọng vào phúc lợi xã hội, không quan tâm đến giáo dục ý
thức tự lực tự cường, ý chí vươn lên thì làm gia tăng sự ỷ lại của người dân
vào nhà nước, làm mất đi các động lực của tăng trưởng kinh tế.
0 Comments