Để thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, theo đồng chí việc khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế cần phải chú ý những vấn đề gì?

 

Để thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, theo đồng chí việc khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế cần phải chú ý những vấn đề gì?

Nguồn lực là tất cả các yếu tố (bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ 1 quốc gia) đã, đang và sử dụng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

        Theo tính chất, đặc điểm của các nguồn lực gồm: nguồn lực vật chất (vốn đầu tư, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ); nguồn lực tinh thần (thể chế chính trị, luật pháp, chính sách…). Theo sở hữu nguồn lực, gồm nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài.

        Các nguồn lực có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có 04 nguồn lực chủ yếu: Nguồn lực lao động, khoa học – công nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên. Trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực kinh tế chủ yếu cần phải chú ý một số vấn đề sau:

        1. Về nguồn lực lao động: Trong các nguồn lực, nguồn lao động đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

        -Một là, phảinâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục vàđào tạo.việc tăng cường đầu tư eho nâng cao trình độ dân trí, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là nền tảng của tăng trưởng và phát triển bền vững. Nâng cao dân trí, phát triển giáo đục, đào tạo là việc làm lâu dài, thậm chí của nhiều thế hệ.

        -Hai là, khuyến khích phát triển sản xuất, cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Hướng quan trọng để tạo thêm việc làm là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vừng kinh tế và thành phần kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, gắn với đối mới mô hình tăng trưởng hợp lý

        -Ba là, tạo lập và quản lý tốt thị trường lao động. Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu lao động, Nhà nước cần có những biện pháp tác động để điều tiết quan hệ cung - cầu theo mục tiêu đặt ra. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật và chính sách cho phát triển thị trường lao động, hình thành đồng bộ các tiêu chuẩn lao động phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực và trình độ của bộ máy tổ chức và quản lý thị trường lao động...

        -Bốn là, triển khai đồng bộ các nội dung của chiến lược dân số.Trong đó tập trung điều chỉnh cơ cấu dân số, ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số.

        2. Về nguồn lực khoa học - công nghệ: Khoa học -  công nghệ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; nâng cao năng lực canh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người; góp phần và tạo điều kiện cải tạo môi trường sinh thái…

        -Vì vậy, trước hết cần hoàn thiện và thúc đẩy thị trường khoa học - công nghệ phát triển.Phát triển các yếu tố thể chế thị trường khoa học - công nghệ: hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động của thị trường khoa học - công nghệ

        -Thứ hai, Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ. Xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động khoa học - công nghệ, đặc biệt tăng cường nguồn vốn từ doanh nghiệp

        -Thứ ba, Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ. Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Đẩy nhanh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, nhất là cho các ngành kinh tế trọng yếu và các ngành khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao

-Thứ tư, Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ.Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý khoa học - công nghệ.Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Đổi mới tổ chức và quản lý hệ thống các viện nghiên cứu - phát triển phù hợp với từng loại hình hoạt động

- Thứ năm, Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, đa dạng hóa hình thức hợp tác đầu tư với nước ngoài về khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ tiên tiến và hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học được tham gia các hội nghị quốc tế, nghiên cứu, trao đổi và giảng dạy ở nước ngoài.

3. Về nguồn vốn:

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tăng trưởng và phát triển KTXH ở nước ta, do vậy cần đa dạng hóa các nguồn và kênh huy động vốn. Ngoài ra, Nghị quyết cũng khẳng định: "Phải hiểu rõ mô hình tăng trường mà nước ta đổi mới, xây dựng là mô hình tăng trưởng ngày càng dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín hiệu và cơ chế thị trường”. Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng.Đại hội Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn, tránh đầu tư dàn trải.

-Vì vậy, trước hết phải tạo môi trường khuyến khích và nâng cao hiệu quả đầu tư. Môi trường đầu tư được hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước đảm bảo. Hệ thống pháp luật, trước hết là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây đựng, Luật Đầu tư công... công bằng, họp lý và được đảm bảo thực thi trong thực tiễn đổi với mọi thành phần kinh tế.

-Hai là, Phát triển thị trường tài chính. Trong cơ chế thị trường, hoạt động của thị trường tài chính tạo ra cơ chế huy động và phân bổ các nguồn vốn đầu tư theo nguyên tắc thị trường. Vì vậy, phát triển thị trường tài chính, đảm bảo sự vận hành, an toàn và hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta

-Ba là,  Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng.

Bốn là, Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

4. Về Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên:

        Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực rất quan trọng trong phát triển, là điều kiện vật chất sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và là cơ sở tích lũy vốn và phát triển ổn định.

Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, hoàn thiện quy hoạch và tăng cường quản lý, giám sát, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tài nguyên”, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững, “Hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chi qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu khí... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu”.

          Phát huy vai trò của Nhà nước trong khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên như:

        - Hoạch định chủ trương và xây dựng các chính sách, cơ chế trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm; có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tái tạo môi trường. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện đồng bộ chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

        - Đầu tư vốn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hạn chế lãng phí và ô nhiễm môi trường.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp dân cư nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái. Đẩy mạnh hơn nữa việc đưa nội dung môi trường vào các chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động tập thể từ nhà trường đến cộng đồng.

        - Tích cực và chủ động tham gia các tổ chức đa phương, song phương quốc tế và khu vực để học tập kinh nghiệm và bảo vệ lợi ích dân tộc trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với sự cố môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Liên hệ thực tế địa phương..........................các đc vận dụng tại địa phương


Post a Comment

0 Comments