Phân tích các nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.

 

Phân tích các nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.

Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Mô hình tăng trưởng kinh tế mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình tăng trưởng sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học.

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là đổi mới tầm nhìn hiến lược dài hạn về cách thức để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Xuất phát từ hạn chế, yếu kém của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2010 như nền kinh tế kém hiệu quả , năng lực cạnh tranh của nền kinh tế yếu, mất cân đối vĩ mô trầm trọng,tăng trưởng KT chưa đi cùng với giaiar quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường nên yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới và do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2009, vì vậy tại Đại hội XI của Đảng đã chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong hiến lược phát triển KT-xh 2011-2020 đó chính là kết hợp giữa tăng trưởng KT theo hiều rộng với tăng trưởng kt theo chiều sâu một cách hợp lý , vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng,hiệu quả ,tính bền vững. và trong kế hoạch phát triển kt-xh 2011-2015 phải đổi mới mô hình tăng trưởng  ,đổi mới lại nền kinh tế Nam ,đẩy mạnh  CNH-HĐH,phát triển nhanh,bền vững nhằmđáp ứng yêu cầu khắc phục các khuyết tật của mô hình tăng trưởng cũ, giúp cho nn kinh tế không bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, bảo đảm cho nền kinh tế tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Các trụ cột chính của mô hình tăng trưởng mới đó là công nghệ - kỹ thuật và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Phấn đấu đến năm 2020 “yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%”.

*Nội dung đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015:thứ nhất phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ. Thứ hai , Cơ cấu lại nền kinh tế với ba nhiệm vụ ưu tiên là: cơ cấu lại đầu tư vi trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các ngân hàng thương mại và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoànkinh tế và các tổng công ty nhà nước.thư ba, Xây dựng khu vực kinh tế tư nhân thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế. thứ tư,Hoàn thiện thể chế kinh tế, nhất là thể chế quản lý kinh tế.

* Về Nguyên tắc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Nam giai đoạn 2011-2015:

-Thứ nhất, phải đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng với tăng trưởng kinh tế theo chiu sâu. Tức là tăng trưởng KT dựa trên cơ sở gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động,tài nguyên gắn kết với nâng cao hiệu quả  sử dụng các yếu tố đầu vào này. Điêu đó vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, vừa phù hợp với xu hướng tất yếu của thời đại. Nếu ngay lập tức chuyển hoàn toàn sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu đối với Việt Nam là không hiện thực, bởi vì trình độ khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp. Do đó, để thực hiện các mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới, Việt Nam cần tiếp tục phát huy các lợi thế sẵn có của đất nước, tức là vẫn phải tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng. Nhưng nếu chỉ tăng trưởng theo chiều rộng sẽ vấp phải giới hạn của các nguồn lực. Mặt khác, do áp lực của cạnh tranh, nếu chỉ theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, thì nền kinh tế không thể đứng vững. Hơn nữa, với những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại sẽ cho phép chúng ta kết họp mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu. Việc thực hiện tăng trưởng theo chiều rộng là bước đệm để bứt phá sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu vào cuối thập kỷ này.

-Thứ hai, phải gắn kết đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế với cơ cấu lại nền kinh tế. Bởi vì tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Ngược lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

-Thứ ba,phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Như vậy mới phát huy được mọi nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

              -Thứ tư,phải có chính sách phát triển tất cả các vùng. Điều đó không chỉ tạo ra sự bình đẳng, mà còn phát huy được lợi thế của tất cả các vùng cho sự phát triển đất nước.

              -Thứ năm, phải hài hòa vai trò của Nhà nước và thị trường trong phân bổ các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế kế hoạch hóa phân bổ nguồn lực theo mệnh lệnh hành chính, mang tính phi thị trường đã triệt tiêu lợi ích của cá nhân, hướng đến lợi ích chủ quan của người ra quyết định. Đó là thất bại của Nhà nước.Ngược lại, nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu tất cả mọi người đều theo đuổi lợi nhuận, thì họ bất chấp tất cả miễn là đạt mục tiêu riêng của mình. Điều đó sẽ tác động xấu đến sự phát triển của xã hội.Đó là thất bại của thị trường.Vì vậy, cần hài hòa giữa vai trò của Nhà nước với thị trường trong việc phân bổ nguồn lực phát triển.


Post a Comment

0 Comments