Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là việc xác lập khung khổ
chung, hay mô thức chung định hướng vận hành nền kinh tế trên cơ sở tối ưu hóa
các nguồn lực của quốc gia với một cơ cấu nền kinh tế hợp lý, hiệu quả, hiện
đại, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng phát triển bền vững. Việc
hình thành các mô hình tăng trưởng kinh tế tùy theo mức độ đóng góp khác nhau
của các nhân tố tác động vào sự tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng kinh tế gồm:
tăng trưởng theo chiều rộng, theo chiều sâu và kết hợp chiều rộng với chiều
sâu.
Đổi
mới mô hình tăng trưởng là để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao
động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện
cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ
thực trạng mô
hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy: Trong
những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục, tốc độ cao,
góp phần giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập, cải thiện
chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, tiến bộ và
công bằng xã hội từng bước được thực hiện, nền kinh tế Việt Nam từng bước hội
nhập sâu, đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Diện mạo đất nước có
nhiều thay đổi, thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao ...
Tuy
nhiên, nhìn nhận một các khách quan tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chưa thật sự
tương xứng với tiềm năng và cơ hội mà đất nước đã có được. Tăng trưởng kinh tế
trong những năm qua vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chưa chú trọng phát triển theo
chiều sâu, chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả của tăng trưởng hạn chế, năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa còn thấp kém
những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đất
nước. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với các nước trên thế giới và
ngay cả một số nước trong khu vực.
* Đánh giá thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2011-2015 báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ
ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó là:
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn theo chiều
rộng. Tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố vốn, tài nguyên,
lao động trình độ thấp chưa dựa nhiều vào trí thức và khoa học công nghệ, lao
động có kỹ năng. Năng suất lao động chậm đưuọc cải thiện, thấp hơn nhiều so với
một số nước trong khu vực. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Chưa phát huy được lợi thế so sánh và chưa
tận dụng các cam kết hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát
triển bền vững.
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là do nhận
thức về đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đầy đủ. Thể chế hóa và tổ chức thực
hiện còn chậm, thiếu hệ thống và đồng bộ. Chưa có đột phá về thể chế để huy
động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển theo cơ chế thị
trường. Chưa xác đinh rõ ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên
trong chính sách công nghiệp quốc gia cho từng giai đoạn, thiếu gắn kết chặt
chẽ, đồng bộ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, giữa phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn với xây dựng nông thôn mới”
- Tăng trưởng kinh tế của nước ta chủ yếu
dựa vào khai thác tài nguyên, tăng vốn đầu tư và lao động rẻ. Kim ngạch xuất
khẩu gia tăng nhanh, nhưng cơ cấu xuất khẩu thay đổi chậm, chủ yếu là xuất hàng
thô, sơ chế, khoáng sản, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu thấp.
- Hiệu quả và chất lượng đầu tư thấp do
đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu
tư thấp, nhất là nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Chỉ số ICOR cao đồng nghĩa với
hiệu quả đầu tư thấp và sụt giảm, năng lực cạnh tranh giảm.
- Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam
còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế. Nền tảng cơ bản của tăng trưởng
kinh tế như ổn định kinh tế vĩ mô, thể chế kinh tế - xã hội, giáo dục và y tế
cơ bản, cơ sở hạ tầng… còn nhiều bất cập, năng lực cạnh tranh chậm được cải
thiện. Các yếu tố đóng góp vào việc gia tăng chất lượng tăng trưởng, nâng cao
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thiếu và yếu.
-
Việc gắn kết giữa tăng trưởng với tiến bộ, công bằng xã hội còn chưa chặt chẽ.
Tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chưa bền vững, tăng trưởng chưa gắn chặt với
giảm nghèo, tăng trưởng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc: việc
làm cho người lao động, phân hóa giàu nghèo gia tăng, sự chênh lệch về trình độ
phát triển, về thu nhập... giữa các vùng, miền ngày càng lớn, môi trường bị ô
nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp và có xu
hướng gia tăng, đặc biệt là tệ nạn ma túy,...
- Công tác quy hoạch, kế hoạch
và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả. Tăng trưởng
kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang
phát triển theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ
thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều vốn. Đầu tư của Nhà nước hiệu quả
thấp, còn thất thoát và lãng phí. Năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế thấp và chậm được cải thiện. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ, vẫn tiềm ẩn nhiều
yếu tố mất ổn định, thiếu bền vững; thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp
yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để, môi trường kinh
doanh chưa thật sự bình đẳng, thông thoáng. Trong lúc đó, hệ thống pháp luật
còn nhiều bất cập; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, việc
hình thành các loại thị trường còn chậm và chưa đồng bộ.
- Tình trạng thiếu việc làm còn
cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
khăn, xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Chất lượng
chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp
ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa
được kiểm soát chặt chẽ.
- Việc xây dựng pháp luật và
chính sách bảo vệ môi trường còn thiếu và chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu
lực, hiệu quả còn thấp. Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục xuống cấp, một số nơi
đã tới mức báo động. Chưa có những giải pháp thực thi để đối phó với sự biến
đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn nặng nề; tình trạng chặt phá, cháy rừng còn
tiếp tục diễn ra. Ô nhiễm nguồn nước, đất, ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng ở
một số nơi. Chưa huy động được nhiều nguồn lực để bảo vệ môi trường sinh thái
và môi trường sống của nhân dân.
Sản xuất và tiêu dùng trong
thời gian qua phần lớn còn chưa tuân thủ chính sách "thân thiện với môi
trường". Trong sản xuất, nhiều ngành và địa phương, đặc biệt là ở các làng
nghề vẫn đang sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, có mức tiêu hao lớn về vật tư
và năng lượng nên đã làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Trong tiêu dùng, lối sống hưởng thụ, tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ
biến ở một bộ phận dân cư, nhất là ở thành thị. Đây là một thách thức lớn cho
quá trình hướng tới nền kinh tế xanh để phát triển bền vững hiện nay.
Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, phát triển kinh tế tri thức
và trong điều kiện nước ta đã hội nhập sâu, đầy đủ vào nền kinh tế thế giới,
Đảng ta đã chỉ rõ: ''Đổi mới mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo
chiều rộng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy
mô vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả''. Do đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng ta chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là
việc làm cần thiết và tất yếu khách quan.
0 Comments