Tăng trưởng kinh
tế là sự
gia tăng thu nhập đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm) của một quốc gia. Sự gia tăng này được biểu hiện ở quy mô và tốc độ tăng
trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng
trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Mô
hình tăng trưởng kinh tế là cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự
tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Mô
hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay của một nền kinh tế là tập hợp
những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế của quốc gia hay nền kinh tế đó.
Lịch
sử phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia cho thấy, tuỳ theo quan niệm khác nhau của
các nhà lãnh đạo đã lựa chọn những mô hình tăng trưởng kinh tế khác nhau. Xét
trên góc độ các yếu tố đầu vào và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thì có hai
dạng mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu, đó là mô hình tăng trưởng kinh tế
theo chiều rộng và mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.
* Mô
hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: đó là sự tăng trưởng
kinh tế dựa trên việc gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào như vốn, tài nguyên
thiên nhiên, lao động làm chủ yếu mà không kèm theo tiến bộ công nghệ. Mô hình
tăng trưởng theo chiều rộng thường gắn với những nền kinh tế có công nghệ lạc
hậu, lực lượng lao động có trình độ tay nghề thấp, chủ yếu làm gia công,
lắp ráp, khai thác và bán rẻ tài nguyên thô hoặc sơ chế và hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư thấp.
*
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: đó là sự tăng trưởng
kinh tế dựa trên việc vận dụng khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu quả sử
dụng các yếu tố đầu vào. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thường gắn
với những nền kinh tế có công nghệ hiện đại, lực lượng lao động trình độ cao
chiếm tỷ trọng lớn và có năng lực thiết kế, chế tạo những sản phẩm có giá trị
gia tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao.
- Điểm giống nhau: Cả 2 mô hình
đều sử dụng các yếu tố đầu vào nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng nhanh thu nhập, cải thiện
đời sống dân cư mà không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vừa giải quyết
được vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó cả 2 mô hình đều tập hợp nhiều yếu tố để quyết định tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia
- Điểm khác nhau:
+
Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng là dựa vào khai thác tài nguyên thiên
nhiên, thâm dụng lao động, phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư không cao, chất lượng
tăng trưởng thấp.
+
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu là dựa vào khoa học và công nghệ
hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng
suất tổng hợp (TFP), hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có
giá trị gia tăng cao, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu
hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế
của đất nước. Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu
quả nền kinh tế, mà còn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi
xã hội...
+
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thì sự gia tăng về lượng các yếu tố
đầu vào tạo ra trên 50% thu hập của nền kinh tế, không thường xuyên sử dụng các
nguồn lực có hiệu quả cao hơn, chỉ chú trọng phát triển các loại công nghệ và
nguồn lực sản xuất truyền thống.
+
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thì hoàn thiện về chất các yếu tố
sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng đạt mức chiếm trên 50% tổng thu
nhập tăng thêm của nền kinh tế, thường xuyên và liên tục sử dụng các nguồn lực
có hiệu quả cao hơn, sử dụng các loại công nghệ và nguồn lực tiên tiến.
+
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có những lợi thế như giải phóng mọi
nguồn lực của đất nước, thu hút được nguồn lực từ nước ngoài, giải phóng sức
lao động, phát triển thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh
trong giai đoạn đầu phát triển của các nước đang phát triển. Song mô hình này
có nhiều hạn chế như các nguồn lực vốn, lao động, tài nguyên là có hạn, vì thế
nếu áp dụng mô hình tăng trưởng này kéo dài sẽ dẫn đến giới hạn, làm cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, gia tăng chi phí cho một đơn vị sản
phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, tiềm ẩn nguy cơ lạm
phát, bội chi ngân sách, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
+
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có các lợi thế như nhân tố TEP (năng
suất tổng hợp) dường như là vô hạn, nên có khả năng khắc phục được tình trạng
khan hiếm nguồn nhân lực, tiết kiệm nguồn lwuc, giảm chi phí, tăng hiệu quả và
tăng sức canh tranh của nền kinh tế, giảm ô nhiễm bảo vệ môi trường, ít gây bất
ổn kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững dài hạn.
Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, khó có sự phân biệt rõ ràng tăng
trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu, mà chúng thường xen kẽ,
kết hợp trong một chừng mực nhất định. Mô hình kết hợp giữa hai loại hình tăng
trưởng này chú ý tới tăng trưởng kinh tế cả về số lượng và chất lượng, nâng cao
chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh; kết hợp có hiệu quả hai loại tăng
trưởng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh, chủ động hội nhập quốc tế.
0 Comments