1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng
a) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp
thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Trong một xã hội, có thể tồn tại nhiều loại hình quan hệ
sản xuất khác nhau, bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư
của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ
tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản
xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất
khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản
xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản xuất thống trị vẫn là
đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.
b) Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính
trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những
thể chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã
hội, v.v. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Khi xã hội đã phân chia giai cấp thì kiến trúc thượng tầng
cũng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của
các giai cấp đối kháng, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là
sự biểu hiện rõ nét nhất cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định.
1.2. Mối quan hệ biện chứng
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng của nó, đây là hai mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách
khách quan, gắn liền với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.
- Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc
thượng tầng. Vai trò quyết định đó được thể hiện:
+ Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ
sở hạ tầng quy định. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét đến cùng, nó sẽ
quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Tất cả các yếu tố
của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật v.v. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng
và do cơ sở hạ tầng quy định.
+ Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng
tầng cũng phải thay đổi theo. C.Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì
toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
thượng tầng không chỉ biểu hiện trong giai đoạn chuyển đổi từ hình thái khinh
tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Khi có sự biến đổi căn bản trong cơ
sở hạ tầng thì cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng.
- Trong quan hệ bịên chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định như đã phân tích ở trên.
Song, đến lượt nó, các yếu tố cấu thành của kiến trúc thượng tầng cũng có tính
độc lập tương đối trong quá trình vận động, phát triển của nó và tác động mạnh
mẽ đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có
cách thức tác động khác nhau, ví dụ: trong xã hội có giai cấp thì nhà nước,
pháp quyền là yếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng. Còn các yếu tố
khác như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v. cũng đều có sự tác động
đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp quyền chi phối. Song, sự
tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng luôn diễn ra theo hai
khuynh hướng khác nhau. Nếu kiến trúc thựơng tầng phản ánh đúng, phù hợp với cơ
sở hạ tầng, với các quy luật kinh tế thì nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh
tế phát triển nhanh hơn; ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng phản ánh sai, không phù
hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và phát
triển xã hội.
Tuy kiến trúc thượng tầng có sự tác động mạnh mẽ đối với sự
phát triển kinh tế, nhưng xét cho đến cùng nhân tố kinh tế vẫn đóng vai trò
quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
2. Vận
dụng mối quan hệ biện chứng trên phân tích việc xây dựng và thực hiện công tác
chính trị, tư tưởng hoặc công tác xây dựng bộ máy tổ chức… ở địa phương, đơn vị:
-
Đối với chính trị tư tưởng tập trung phân tích
+
Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thực sự trở thành yếu tố chủ đạo của YTXH mới Việt Nam
+
Phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước cho nhân dân.
-
Đối với xây dựng bộ máy tổ chức
+
Xây dựng, củng cố và đổi mới phương thức hoạt động của các thành tố của hệ thống
chính trị ở cơ sở với tổ chức Đảng là hạt nhân.
+
Xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh
+
Xây dựng hoàn thiện các cơ quan NN của chính quyền địa phương hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, thượng tôn pháp luật, phục vụ nhân dân và quản trị quốc gia
+
Đổi mới hoạt động của các đoàn thể nhân dân theo hướng thực sự là đại diện của
người dân trong thực hiện dân chủ gián tiếp
0 Comments