Kinh tế phát triển là bộ môn khoa học kinh tế khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việc vận dụng những nguyên lý của kinh tế phát triển vào thực tiễn phát triển nền kinh tế quốc dân là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; cơ cấu kinh tế từng bước dịch chuyển theo hướng tiến bộ, hiện đại; năng lực nội sinh của nền kinh tế ngày một gia tăng; đời sống nhân dân từng bước được đảm bảo... Tuy nhiên, những kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Thực tiễn đang đặt ra thời cơ, thách thức phải đổi mới thành công mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, tạo ra “động lực” để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tìm hiểu về kinh tế phát triển không thể không tìm hiểu
nội dung và sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát
triển bền vững.
* Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng (thu nhập)
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Về bản chất,
tăng trưởng kinh tế chỉ là sự biến đổi thuần túy về lượng của nền kinh tế, chứ chưa
phản ánh mối quan hệ tổng thể, toàn diện giữa kinh tế gắn với các vấn đề xã hội
và môi trường. Nhưng, xét đến cùng, tăng trưởng kinh tế luôn có tính hai mặt:
-Thứ nhất về mặt lượng, tăng trưởng kinh tế là thuộc tính biểu hiện ra bên ngoài của
quá trình phát triển, phản ánh sự gia tăng, lớn lên về mặt giá trị hay thu nhập
của nền kinh tế, được đo bằng hai chỉ tiêu: Quy mô tăng trưởng kinh tế (sự gia
tăng giá trị lớn hay nhỏ; nhiều hay ít và biểu thị bằng số tuyệt đối) và tốc độ
tăng trưởng kinh tế (sự gia tăng giá trị nhanh hay chậm, cao hay thấp và biểu
thị bằng số tương đối hay tỷ lệ phần trăm tăng trưởng). Như vậy, về thuộc tính
biểu hiện bên ngoài của tăng trưởng kinh tế chỉ là sự biến đổi thuần túy về mặt
lượng. Các thước đo mặt lượng chủ yếu: tổng giá trị sản xuất (ký hiệu GO); tổng
sản phẩm quốc nội (ký hiệu GDP); tổng thu nhập quốc dân (ký hiệu GNI).
-Thứ hai về
mặt chất lượng, tăng trưởng kinh tế là thuộc tính bên trong của quá trình
phát triển - sự vận động và biến đổi về mặt lượng đưa đến sự thay đổi về mặt
chất, phản ánh hiệu quả “kép” của tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế phản
ánh trạng thái tăng trưởng kinh tế ổn định và dài hạn. Các thước đo mặt chất
lượng chủ yếu: chỉ tiêu phản ánh trạng thái tăng trưởng kinh tế (quy mô, tốc
độ); chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế (hiệu quả đầu tư hệ số ICOR, năng suất
các lao động tổng hợp TFP, năng suất lao động, GDP, GNI); chỉ tiêu phản ánh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực; theo vùng, lãnh thổ và theo
thành phần kinh tế; chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chỉ
tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển con người, phát triển xã
hội, đảm bảo an sinh xã hội; chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế về khả năng
bảo vệ và cải tạo môi trường.
Một nền kinh tế
tăng trưởng có chất lượng, đạt đến “độ”, tất yếu sẽ dẫn đến phát triển kinh tế.
* Phát triển kinh tế: là quá trình tăng tiến toàn diện về
mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh
tế. Hay cụ thể hơn, phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế gắn liền với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ, hiện đại và nâng cao
chất lượng cuộc sống của dân cư.
Những nội dung
của phát triển kinh tế chính là các mục tiêu của sự phát triển và được thể hiện:
-Một là, tăng trưởng kinh tế liên tục, ổn định
và dài hạn là tiền đề hay là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Nghĩa là, nếu
không có tăng trưởng kinh tế sẽ không có phát triển kinh tế. Nhưng, tăng trưởng
kinh tế không phải là điều kiện đủ để phát triển kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh
tế không gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiên tiến và hiện đại, không đồng
hành với gia tăng năng lực nội sinh từ chính quá trình tăng trưởng kinh tế và
không đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, thịnh vượng xã hội
gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng sẽ không dẫn đến phát triển kinh tế.
-Hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tiến bộ, hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế thể hiện rõ bản chất, mục tiêu và
trình độ phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện của cuộc cách mạng 4.0, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế gắn liền với nền kinh tế số hóa đã tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ngành và quốc gia.
-Ba là, gia tăng năng lực nội sinh, tức là
gia tăng tiềm lực, sức mạnh cả về vật chất và phi vật chất từ chính thành quả
của sự tăng trưởng kinh tế. Đó là gốc rễ lâu bền, là cội nguồn để nâng cao tiềm
lực, sức mạnh của nền kinh tế, tạo ra thế chủ động để phát triển kinh tế, tạo
ra năng lực ứng phó và thích ứng hiệu quả với những biến động khó lường của nền
kinh tế thế giới, cũng như những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu toàn
cầu.
-Bốn là, đảm bảo sự thịnh vượng, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội chính là hướng đích, là mục tiêu cuối cùng, cao cả của
phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng
năng lực nội sinh… là phương thức, là điều kiện để đảm bảo thịnh vượng, tiến bộ
và công bằng xã hội.
* Phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Nội dung của phát triển bền vững:
-Một là, phát triển bền vững về kinh tế là sự
phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (hợp lý), liên tục, ổn định
và dài hạn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng ngày
càng hiện đại và tiến bộ; gia tăng năng lực nội sinh và đảm bảo sự thịnh vượng
của xã hội gắn với giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
-Hai là, phát triển bền vững về xã hội là sự
phát triển đảm bảo ổn định dân số, phát triển toàn diện con người, tạo mở việc
làm có giá trị gia tăng cao, gia tăng thu nhập và mức sống của dân cư, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tạo lập sự
đồng thuận và tính tích cực của xã hội...Phát triển bền vững về xã hội hiện hữu
trong trạng thái ổn định, phát triển hiệu quả của nền kinh tế.
-Ba là, phát triển bền vững về môi trường là
sự phát triển đảm bảo khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát và xử lý kịp thời ô nhiễm môi trường;
thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên môi trường. Phát triển bền vững về
môi trường sẽ tác động trở lại đối với phát triển kinh tế và xã hội. Về
kinh
tế, sẽ bảo vệ, tạo lập, phát
triển nguồn lực tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao (hợp lý), dài hạn;
gia tăng nhanh giá trị tăng thêm từ sự tiết kiệm, giảm chi phí bảo vệ, xử lý ô
nhiễm môi trường... Về xã hội môi trường sống được đảm bảo,
con người hạn chế được bệnh tật, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe; người lao động
khỏe mạnh, tham gia tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội...
Từ sự phân tích
trên có thể nhận thấy rằng, tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát
triển bền vững có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế: thực chất là sự
lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý
nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất
cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội.
Để biểu thị sự
tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế
của thời kì sau so với thời kì trước:
Yo: Tổng sản
lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản
lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng
tuyệt đổi : delta = Y1 - Yo.
Mức Tăng trưởng
tương đổi: = Y1/ Yo.
Thứ hai: Phát triển kinh tế: Là sự biến đổi
kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng
và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.
+ Trước hết là
sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm qui
mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại
vừa độc lập tương đối của lượng và chất.
+ Sự phát triển
là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của nền kinh
tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên
chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.
+ Kết quả của
sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách
quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả
đó.
Thứ ba: Phát triển kinh tế bền vững là phát
triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự
phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Kinh tế phải
phát triển liên tục
+ Kinh tế phải
phát triển với tốc độ cao
+ Đáp ứng các
nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương lai.
0 Comments