Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong bài diễn văn khai mạc Khóa I Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc
(1957): “Thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận mà không có
thực tiễn là lý luận suông”.‘‘Lý luận
là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự
nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử’’.
1.
Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
Về nội
dung nguyên tắc: Lý luận phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, bằng con đường tổng
kết thực tiễn; Là cơ sở, là động lực của lý
luận; Là mục đích của lý luận; Là
tiêu chuẩn đánh giá sự đúng/sai của lý luận (tiêu chuẩn của chân lý). Phải
có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới
Thực tiễn phải được chỉ
đạo, hướng dẫn, định hướng bởi lý luận khoa học. Soi đường, chỉ đạo, hướng dẫn thực tiễn; Góp phần
giáo dục, thuyết phục, tập hợp quần chúng tạo ra phong trào thực tiễn; Nếu phản
ánh đúng quy luật vận động của thực tiễn... sẽ giúp hoạt động thực tiễn chủ động,
tự giác; Cung cấp tri thức khoa học; Có tính độc lập tương đối so với thực tiễn...,
tác động trở lại góp phần làm biến đổi thực tiễn, thấy được vai trò to lớn của
lý luận khoa học đối với thực tiễn.
Về yêu cầu của nguyên tắc
- Yêu cầu của quan điểm thực tiễn: Nhận thức lý
luận phải gắn với nhu cầu thực tiễn (khi đề ra chủ trương, đường lối phải gắn với
thực tiễn, bám sát thực tiễn, phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác tình
hình); Đánh giá sự đúng, sai, kiểm chứng sự phù hợp của lý luận, chủ trương, đường
lối chính sách phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn; Để bổ sung, điều chỉnh, phát triển lý luận
cũng như chủ trương, đường lối, chính sách
cho phù hợp thực tiễn mới cần phải tăng cường tổng kết thực tiễn.
- Yêu cầu
của quan điểm học tập lý luận không ngừng: Không ngừng học tập, nâng cao trình
độ lý luận cho bản thân; Không được tuyệt đối hóa lý luận; học tập lý luận thì
phải liên hệ với thực tiễn địa phương, đất nước và thời đại; Chống giáo điều,
máy móc trong học tập, nghiên cứu và vận dụng lý luận; chống bệnh ngại, lười
học tập lý luận
2. Tầm quan trọng của việc gắn tổng kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận và
vận dụng lý luận trong nhận thức, cải tạo thực tiễn
* Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra: thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn cần trở thành phương châm hành động của
người cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo
cách mạng đã không ngừng vận dụng các nguyên tắc nhận thức của Chủ nghĩa Mác-
Lênin vào việc xây dựng các đường lối, chủ trương định hướng cho sự phát triển
của đất nước. Một trong số đó, nguyên tắc mà Người quan tâm nhất là nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Người nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông”
Theo Hồ Chí
Minh, lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như
cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi". "Làm mà không có lý luận thì không khác
gì đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp". Hồ Chí Minh nhắc nhở
rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ
với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, bệnh giáo điều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở “Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng”. Bởi lẽ thực tiễn có
vai trò to lớn đối với thực tiễn. Lý luận hoa học đóng vai trò soi đường, dẫn dắt,
chỉ đạo thực hiện thức tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, đảng
viên: nếu không có lý luận thì dễ mắc phải bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, khi ấy họ
chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ...
cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc cách mạng” Không chỉ vậy,
lý luận yêu kém hoặc không có lý luận
nhiều khi dẫn người cán bộ tới “những khuynh hướng sai lầm hoặc “tả” hoặc “hữu”...
không đảm bảo được việc thi hành đúng
chính sách của Đảng và của Chính phủ”
* Trong những năm qua: Đảng ta đã chỉ
đạo quyết liệt thực hiện tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; coi
đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác lý luận
- Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội,
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảy sinh trong
quá trình đổi mới; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của công tác nghiên cứu
lý luận”.
- Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XII đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định,
phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” .
- Tiếp theo tinh thần này,
Đại hội XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễ, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường
lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và còn đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Gắn tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận với định hướng chính sách.
3. Nhận diện, ngăn ngừa, khắc phục những căn bệnh do không quán triệt nguyên tắc trong nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH
* Bệnh kinh nghiệm:
- Biểu hiện: Bệnh kinh nghiệm
về bản chất là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn cá biệt, cụ thể; biến
chúng thành những kinh nghiệm phổ biến nhằm áp dụng những kinh nghiệm cá biệt
nà cho mọi trường hợp, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, hạ thấp, coi thường lý luận
khoa học. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường nhân danh đề cao thực tiễn để hạ thấp
lý luận. Trên thực tế, “thực tiễn” mà họ đề cao là thực tiễn cục bộ, vụn vặt,
chưa chỉnh thể, chưa toàn vẹn, chưa mang tính phổ biến. Về thực chất, những người
mắc bệnh kinh nghiệm không chỉ hạ thấp lý luận mà còn hạ thấp cả thực tiễn.
- Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng tiêu cực của nền
sản xuất nhỏ, lúa nước
+ Ảnh hưởng tiêu cực của tư
tưởng gia trưởng, phong kiến;
+ Ảnh hưởng tiêu cực của kinh
nghiệm chiến tranh du kích...
+ Nguyên nhân cơ bản, trực
tiếp nhất là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, không hiểu
quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn của đội ngũ lãnh đạo, quản lý
- Cách thức nhận diện: khi mắc
bệnh kinh nghiệm, cán bộ thường có tư duy đề cao, tuyệt đối hóa, thỏa mãn với
những kinh nghiệm đã tích lũy được của bản thân, của đơn vị. Do vậy, trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị thường rơi vào tình trạng chỉ dựa trên kinh nghiệm, mò
mẫm, thiếu định hướng, sa vào vụn vặt, sự vụ, suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng,
đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống; do tầm nhìn hạn chế bởi kinh nghiệm
cũ, nên trong giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, cán bộ cấp huyện thường
lúng túng, không có khả năng vận dụng phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
- Ngăn ngừa, khắc phục:
+ Thực hiện thành công công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tấn công nền sản xuất nhỏ
+ Khắc phục triệt để ảnh hưởng
tiêu cực của tư tưởng phong kiến
+ Quán triệt tốt trên thực tế
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng công tác giáo dục lý luận.
* Bệnh giáo điều:
- Dẫn chứng: Đại hội V
(1981) vào lúc nền kinh tế đã trì trệ, giảm sút, đời sống xã hội khó khăn…
chúng ta vẫn đưa ra chủ trương: “Trong điều kiện mức sống còn thấp vẫn có thể
chủ động xây dựng một lối sống đẹp” Mong muốn này cũng chứa đựng thiện ý nhân
văn nhưng rõ ràng thực tiễn cuộc sống khắc nghiệt không ủng hộ chúng ta, bởi nó
không biện chứng trong phát triển. Đó cũng là biểu hiện của giáo điều, chủ
quan, duy ý chí một thời ta mắc phải.
- Bản chất cả bệnh giáo điều
là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận, coi thường, hạ thấp
thực tiễn hoặc không đánh giá đúng vai trò thực tiễn
- Biểu hiện:
+ Giáo điều lý luận: biểu hiện
hở việc học tập lý luận tách rời với thực tiễn, xa rời cuộc sống, rơi rơi vào
sách vở, câu chữ, tầm chương trích cú...
+ Giáo điều kinh nghiệm:
- Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng tiêu cực của cơ
chế tập trung, bao cấp
+ Sự yếu kém về trình độ lý
luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân
+ Vi phạm nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Cách thức ngăn ngừa, khắc
phục
+ Phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
+ Nâng cao trình độ tư duy
lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
+ Quán triệt tốt sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn
4. Bổ sung, phát triển lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
- Phát triển lý luận về CNXH: vận dụng sáng tạo,
bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam trong điều kiện
mới
+ Lý luận về quá độ gián tiếp lên CNXH của Việt
Nam
+ Lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN
+ Lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống
những biểu hiện lệch lạc, sai trái về tư tưởng - lý luận; đổi mới không phải
thay đổi con đường XHCN mà là từ bỏ mô hình CNXH giáo điều, rập khuôn cứng nhắc,
cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính mệnh lệnh
0 Comments