Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ
chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng
hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của lịch sử loài người,
đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát
triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Với
những thuộc tính của mình hàng hoá giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất và
lưu thông hàng hoá là một “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản.
* Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là một sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán.
* Hàng hóa có hai thuộc tính:
Giá trị sử dụng và Giá trị
a) Giá trị sử dụng của hàng hóa
- Khái niệm: Giá trị sử dụng
của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn một hay một số nhu cầu
nào đó của con người.
- Bất cứ một hàng hóa nào
cũng có một hay một số công dụng nhất định cos thể thỏa mãn một hay một số nhu
cầu nào đó của con người. Những công dụng đó được gọi là tính có ích của hàng
hóa.
- Giá trị sử dụng của hàng
hóa là nội dung vạt chất của cải vì nó do thuộc tính tự nhiên(lý, hóa học) của
thực thể hàng hóa ấy quyết định.
- Giá trị sử dụng của hàng
hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì không phụ thuộc vào sự thay đổi của phương thức
sản xuất.
- Theo đà phát triển của
khoa học kĩ thuật, con người ngày càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của
sản phẩm và phương pháp để lợi dụng chúng có số luonj giá trị sử dụng ngày càng
nhiều, chất lượng ngày càng tốt.
- Giá trị sử dụng chỉ được
thực hiện khi nó được tiêu dùng hay sử dụng. Nếu hàng hóa chưa được tiêu dùng
thì giá trị sử dụng của nó chỉ ở dạng tiềm năng. Để giá trị sử dụng ở dạng tiềm
năng trở thành giá trị sử dụng hiện thực thì hàng hóa đó cần được tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng của hàng
hóa là giá trị sử dụng xã hội vì nó không phải là giá trị sử dụng cho người sản
xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội thông qua hoạt động trao đổi, mua
bán.
b) Giá trị hàng hóa
- Muốn hiểu giá trị hàng hóa
phải xuất phát từ giá trị trao đổi.
- Trong kinh tế hàng hóa, giá
trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
- Khái niệm: Giá trị trao đổi
trước hết là tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng
khác.
Ví dụ: 1m vải trao đổi
lấy 5kg thóc.(Điều này có nghĩa là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc)
– Vấn đề đặt ra là: tại sao
hai hàng hoá, hai giá trị sử dụng lại trao đổi được cho nhau, hơn nữa chúng lại
trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?
+ Cái chung đó không thể là
giá trị sử dụng vì hai loại hàng hóa này có công dụng hoàn toàn khác nhau (vải
để mặc, thóc để ăn). Và sự khác nhau đó chỉ là điều kiện cần thiết để sự trao đổi
xảy ra vì không ai đem trao đổi những vật phẩm giống hệt nhau về giá trị sử dụng.
+ Cái chung đó là: cả vải và
thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ
sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vậy, thực chất người
ta trao đổi hàng hóa với nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong
trong những hàng hóa đó.
Nội dung và tác dụng của
quy luật giá trị
Chính hao
phí lao động để tạo ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy là cơ sở chung cho
mọi việc trao đổi và nó tạo thành giá trị hàng hóa.
- Khái niệm: Giá trị hàng hóa là lao
động của người sản xuất hàng hóa tạo ra, kết tinh trong hàng hóa
- Giá trị hàng hóa biểu hiện thông qua
giá trị trao đổi. Tức là, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
- Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội
giữa những người sản xuất hàng hóa vì trao đổi hàng hóa là so sánh lượng hao
phí lao động giữa những người sản xuất hàng hóa. Quan hệ giữa người với người
được thay thế bằng quan hệ giữa vật với vật (hàng – hàng).
- Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch
sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, có sản xuất hàng hóa thì mới có giá
trị hàng hóa.
- Kết luận:
+ Giá trị
của hàng hóa là do lao động xã hội (lao động trừu tượng) của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị
là cơ sở là nội dung của giá trị trao đổi. Chất của giá trị là lao động, nên
sản phẩm không chứa đựng lao động thì không có giá trị. Sản phẩm chứa đựng
nhiều lao động để tạo ra thì có giá trị cao. Lượng giá trị là biểu hiện lượng
lao động kết tinh trong hàng hóa. Lượng lao động kết tinh thay đổi dẫn đến giá
trị trao đổi thay đổi. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.
+ Giá trị
là một phạm trù lịch sử.
c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử
dụng và giá trị là hai thuộc tính vùa thống nhất, vùa mâu thuần với nha trong
một hàng hoá.
–
Mặt Thống nhất:
Hai thuộc
tính này cùng tồn tại trong một hàng hóa. Một vật muốn trở thành hàng hóa thì
không thể thiếu bất kỳ một thuộc tính nào trong hai thuộc tính trên. Ta có thể
thấy một vật có ích tức là có giá trị sử dụng nhưng không do lao động tạo ra
tức là không có lao động xã hội kết tinh trong đó thì không phải là hàng hóa, ví
dụ như: không khí, ánh nắng mặt trời…
–
Mặt mâu thuẫn:
+ Thứ nhất,
với tư cáchlà một giá trị sử dụng thì các hàng hoá không đồng nhất về chất vì
mỗi hàng hóa có một công dụng khác nhau. Ngược lại, với tư cách là giá trị thì
các hàng hoá đồng nhất về chất, chúng đều là kết tinh của lao động, đều là lao
động được vật hoá.
+ Thứ hai,
tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình
thực hiện giá trị sử dụng và giá trị khác nhau về thời gian và không gian. Cụ
thể là giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị được
thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Nếu không thực hiện được giá trị hàng
hoá (hàng hóa không bán được) thì không thực hiện được giá trị sử dụng có thể
dẫn đến khủng hoảng sản xuất “thừa”.
* Vì sao phải nghiên cứu giá trị bắt đầu từ
giá trị trao đổi?
Giá
trị là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa nên ta không xác định trực
tiếp được. Ta chỉ có thể xác định, đo lường nó thông qua một hàng hóa khác.
Ví
dụ: 1m vải = 5 kg thóc ►5kg thóc đo gía trị cho 1 m vải
Do
đó ta luôn phải xác định tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá
trị sử dụng khác ►hay nói cách khác, chúng ta đang xác định giá trị trao đổi để
xác định giá trị.
* Vì sao Hàng hóa có 2 thuộc tính
Hàng
hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, hai thuộc tính đó không phải
do có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà do lao động của người
sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
C.Mác
là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó.
a. Lao động cụ thể
–
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
–
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng: Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao
động, mục đích riêng, công cụ lao đông riêng, phương pháp hoạt động riêng, và
kết quả lao động riêng ► tạo ra những sản phẩm có công dụng khác nhau, tức là
tạo ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa.
b. Lao động trừu tượng
–
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình
thức cụ thể của nó, để quy về một cái chung nhất, đó chính là sự tiêu hao sức
lao động (tiêu hao bắp thịt, thần kinh, bộ óc) của người lao động sản xuất hàng
hóa nói chung.
–
Lao động trừu tượng tích lũy trong hàng hóa và tạo ra giá trị.
+
Chỉ có lao động của người lao động sản xuất hàng hóa mới mang tính trừu tượng
và tạo ra giá trị hàng hóa.
+
Lao động trừu tượng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.
Tất nhiên không phải có hai thứ lao
động kết tinh trong hàng hóa mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa có
tính hai mặt.
–
Tính chất hai mặt nói trên liên quan đến tính chất tư nhân và tính chất xã hội
của lao động sản xuất hàng hóa.
+
Tính chất tư nhân: Mỗi người sản xuất hàng hoá có tính tự chủ của mình nên sản
xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của họ. Vì vậy, lao động của
họ trở thành việc riêng, mang tính tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu
hiện của lao động tư nhân.
+
Tính chất xã hội: Lao động của mỗi sản xuất hàng hóa cũng là một bộ phận của
lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã
hội làm cho lao động của người sản xuất trở thành một bộ phận trong lao động xã
hội, từ đó tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hoá. Họ
làm việc cho nhau, người này làm việc vì người kia thông qua trao đổi, mua bán
hàng hóa. Việc trao đổi hàng hoá không thể dựa vào lao động cụ thể mà phải quy
thành lao động đồng nhất là lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là
biểu hiện của lao động xã hội.
0 Comments