Phương pháp luận là hệ thống quan điểm, nguyên tắc
có vai trò chỉ đạo trong việc xác định phương pháp cụ thể cũng như xác định phạm
vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Ở
nước ta, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL) là những người giữ chức vụ
trong tổ chức của hệ thống chính trị các cấp; Hoạt động LĐQL của đội ngũ cán bộ
đó là việc ra quyết định, tổ chức, chỉ đạo thực tiễn, tổng kết thực tiễn để bổ
sung, phát triển lý luận,...Để hoạt động LĐQL có hiệu quả đòi hỏi đội ngũ
CBLĐQL phải có phương pháp luận nhận thức và hoạt động thực tiễn khoa học. Cơ sỏ
phương pháp luận đó chính là phép biện chứng duy vật (BCDV).
Do
đó, để thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ ở địa phương,/ đơn vị CBLĐQL cần vận dụng
phương pháp luận BCDV theo các nội dung sau:
Thứ nhất, chủ động, tự giác rèn luyện kỹ năng vận dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật trong: Thực hiện chức trách, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, đơn vị; Khắc phục các
biểu hiện siêu hình, phiến diện, chiết trung, ngụy biện; bảo thủ, trì trệ; rập
khuôn, giáo điều, máy móc, ngại đổi mới.
Thứ hai, vận dụng linh hoạt phương pháp luận biện chứng duy vật phù hợp với thực tế địa phương, đơn
vị trong: Nhận diện, phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý; Bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm lệch lạc, sai trái,
thù địch.
Thứ ba, vận
dụng PP luận BCDV trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải đạt được các mục
tiêu: Xây dựng và ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn, khoa học, phù
hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong: hoạt động sản xuất vật
chất; tiếp tục xây dựng, đổi mới chính trị và hệ thống chính trị; hoạt động
thực nghiệm khoa học. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn nhằm thực hiện
có hiệu quả các quyết định lãnh đạo, quản lý. Tổng kết thực tiễn để xây dựng,
đề xuất những quyết định lãnh đạo, quản lý mới góp phần: điều chỉnh, bổ sung,
phát triển lý luận; khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều. Xử lý kịp
thời, đúng đắn và hợp lý các vấn đề phát sinh trong tổ chức họat động thực tiễn
(đặc biệt là với các điểm nóng, phức tạp về chính trị-xã hội): phân tích, tổng
hợp, liên hệ để có cái nhìn toàn diện, khách quan, tổng thể; đề xuất phương án
giải quyết vấn đề thỏa đáng nhất trong khả năng có thể.
*Liên hệ hệ thực tiễn: VD: Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế năm 2021 tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
- Thực trạng: Nêu khái quát đặc điểm tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của huyện. (Nêu rõ vai trò việc thực hiện chức trách
nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế xã hội)
- Đánh giá:
+ Ưu điểm:
Ngay từ đầu năm UBND huyện đã tập trung rà soát, chỉ đạo tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng –
an ninh trật tự an toàn xã hội,....
Sản lượng
lương thực vụ xuân, một số chỉ tiêu, cây trồng cơ bản đạt kế hoạch giao; chỉ
đạo tốt việc nạo vét kênh mương, thủy lợi; tổ chức tập huấn tốt chỉ giao KHKT
cho nhân dân, công tác bảo vệ và phát
triển rừng thường xuyên được chỉ đạo, tuyên truyền, thương mại dịch vụ, các mặt
hàng hóa lưu thông tốt, cung ứng đảm bảo nhu cầu khảo sát kinh doanh,...
+ Hạn chế:
Một số chỉ tiêu cả về kinh tế - xã hội còn thấp, chưa đạt kế hoạch giao; diện
tích gieo trồng các cây có giá trị hàng hóa thấp. Việc thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia nông thôn mới các tiêu chí đạt được còn thấp,...
- Nguyên nhân:
+ Ưu điêm:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo các
phòng, ban chuyên môn, UBND các xã thị trấn phối hợp với các ban ngành, đoàn
thể tuyên truyền vận động nhân dân tập trung tăng gia sản xuất, tham gia thực
hiện các chương trình dự án trên địa bàn...
+ Hạn chế: Do
ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dịch bệnh trên đàn gia súc nên tác động không
nhỏ đến tình hình phát triển KT-XH của huyện; Do ảnh hưởng của thời tiết khô
hạn kéo dài, giá cả bấp bênh và việc ảnh hưởng tồn tại từ những vụ
trước,...Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
chưa đồng bộ, việc huy động nguồn lực từ xã hội hóa chưa có kết quả cao....
- Giải pháp:
+ Thực hiện
tốt các chương trình, kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, nâng cao
chất lượng sản phẩm nông nghiệp địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới và
giảm nghèo bền vững.
+ Tiếp tục
chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo xã Đức Long, xã
Lê Lai giữ vững danh hiệu nông thôn mới,...
+ Tiếp tục
thực hiện quản lý quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn huyện...
+ Thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý công nghiệp thương mại và dịch vự
trên địa bàn,..
+ Lập kế
hoach lựa chon nhà thầu cho các công trình khởi công mới và triển khai các công
trình, dự án đầu tư mới năm 2022,...
+ Tăng cường
các biện pháp cụ thể trong công tác chỉ đạo thu ngân sách trên địa bàn, rà soát
các nguồn thu, quản lý công tác thu chi đúng theo quy định,..
+ Đảy mạnh
tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật, vai trò
và các mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả
+ Ban hành và
hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường trên địa bàn,...
Kết luận:
0 Comments