Làm thế nào để vận dụng các quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử-cụ thể trong nhận thức tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương

 

Làm thế nào để vận dụng các quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử-cụ thể trong nhận thức tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương

1.  Các quan điểm

 Quan điểm toàn diện: Giúp hình thành, rèn luyện, phát triển TD đồng bộ, tổng thể; chống phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện

 Quan điểm phát triển: Giúp hình thành, rèn luyện, phát triển TD hệ thống, sáng tạo, đổi mới; chống bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới

Quan điểm lịch sử-cụ thể: Giúp hình thành, rèn luyện, phát triển TD xác định, cụ thể, vận dụng sáng tạo; chống rập khuôn, giáo điều, máy móc.

2. Yêu cầu vận dụng các quan điểm toàn diện, phát triển, lịch sử-cụ thể trong nhận thưc, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương

* Vận dụng quan điểm toàn diện: Hội nhập quốc tế sâu rộng, luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối liên hệ với thế giới và khu vực; Nhận thức, giải quyết những mối quan hệ lớn ((từ nhận thức 8 mối quan hệ lớn đến nay là 10 mối quan hệ lớn), trong đó quan hệ giữa đổi mới KT và đổi mới CT là mối quan hệ trung tâm và cơ bản (Văn kiện ĐH XIII, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.39); Bồi dưỡng năng lực tư duy LL cho CB lãnh đạo quản lý để hình thành TD khái quát, hệ thống, chiến lược; chống chủ nghĩa cơ hội; Khắc phục, loại bỏ cách tư duy đối lập tuyệt đối giữa CNTB và CNXH

- Văn kiện ĐH XIII xác định rõ: Kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa-cốt lõi tinh thần của nhân dân, quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; kiểm soát dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, anh ninh; khát vọng phát triển; dân chủ xã hội chủ nghĩa; đât đai, tài nguyên, môi trường; 3 đột phá chiến lược: thể chế phát triển; nguồn lực chất lượng cao; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.

* Vận dụng quan điểm phát triển

- Dự báo về xu hướng vận động, phát triển của thế giới, khu vực và trong nước

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- CNTB còn tiểm năng phát triển nhưng không khắc phục được những mâu thuẫn có tính bản chất của nó: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”[1].

- Xu thế phát triển của nhân loại tất yếu sẽ thay thế CNTB bằng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nó. Dù còn nhiều quanh co, phức tạp nhưng nhất định loài người sẽ tiến lên CNXH; Xây dựng XH XHCN - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là con đường tất yếu của Việt Nam vì: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội”[2].

- Chủ trương khuyến khích, bảo vệ, khen thưởng cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn, sáng tạo, đổi mới; hạn chế, loại bỏ tình trạng trì trệ, sợ trách nhiệm, tâm lý nhiệm kỳ, ngại/không dám đưa ra quyết định lãnh đạo, quản lý...

* Vận dụng quan điểm lịch sử-cụ thể

- Xác định Việt Nam quá độ lên CNXH là quá độ gián tiếp - phải phù hợp với những đặc điểm lịch sử-cụ thể về kinh tế, chính trị, XH nên nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài - bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ XHCN, chứ không phải bỏ qua những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển TBCN 

- Chống các căn bệnh giáo điều, kinh nghiệm, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

- Vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng sản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử-cụ thể của Việt Nam, và do đó là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng XHCN.

3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở địa phương

*. Chủ động, tự giác rèn luyện kỹ năng vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trong:

- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, đơn vị;

- Khắc phục các biểu hiện siêu hình, phiến diện, chiết trung, ngụy biện; bảo thủ, trì trệ; rập khuôn, giáo điều, máy móc, ngại đổi mới.

* Vận dụng linh hoạt phương pháp luận biện chứng duy vật phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị trong:

- Nhận diện, phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý;

- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm lệch lạc, sai trái, thù địch.

* Vận dụng PP luận BCDV trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải đạt được các mục tiêu:

- Xây dựng và ban hành quyết định lãnh đạo, quản lý đúng đắn, khoa học, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong: hoạt động sản xuất vật chất; tiếp tục xây dựng, đổi mới chính trị và hệ thống chính trị; hoạt động thực nghiệm khoa học.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn nhằm thực hiện có hiệu quả các quyết định lãnh đạo, quản lý.

- Tổng kết thực tiễn để xây dựng, đề xuất những quyết định lãnh đạo, quản lý mới góp phần: điều chỉnh, bổ sung, phát triển lý luận; khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều.

- Xử lý kịp thời, đúng đắn và hợp lý các vấn đề phát sinh trong tổ chức họat động thực tiễn (đặc biệt là với các điểm nóng, phức tạp về chính trị-xã hội): phân tích, tổng hợp, liên hệ để có cái nhìn toàn diện, khách quan, tổng thể; đề xuất phương án giải quyết vấn đề thỏa đáng nhất trong khả năng có thể.



[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2011, tr.68.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG,  Hà Nội 2011, tr.69.

Post a Comment

0 Comments