Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Trong sự tồn tại và phát triển xã hội:
+ Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển-nhu cầu phong phú và vô tận của con người.
+ Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự phát triển con người và xã hội.
+ Sản xuất vật chất là hình thức hoạt động thực tiễn theo những cách thức khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử xã hội.
* Phương thức sản xuất:
+ Là cách thức sản xuất của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định,
+ Sự thông nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Sự PT của lịch sử XH là sự thay thế các phương thức sản xuất từ thấp đến cao.
* Lùc l­îng s¶n xuÊt: là khái niệm dùng để chi mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất; là s kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất nhất định. Như vậy, lực lượng sản xuất gồm tư liệu sản xuất và người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ.
Trong quá trình thực hiện sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra cua cải xã hội, nó cũng nói lên trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
- Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật chất, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động. Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.
- Công cụ lao động là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là khí quan vật chất “ nối dài”, nhân lên sức mạnh của con người trong quá trình biến đổi thế giới tự nhiên. Nó là yếu tố đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.
- Trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động
- Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó người lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu
* Quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật chất, nó bao gồm ba quan hệ cơ bản sau 1) Các quan hệ giữa người với người đối với tư liệu sản xuất; 2) Các quan hệ giữa người với người trong tổ chức và quản lý đối với tư liệu sản xuất; 3) các quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm lao động.
Ba loại quan hệ trên có quán hệ sở hữu với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Bởi lẽ ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.
Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ, chúng tốn tại khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con người. quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất thuộc đời sống xã hội, Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội.
* Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất: Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện quan hệ mang tính biện chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sông xã hội là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiêm nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở: 1) trình độ của công cụ lao động; 2) trình độ tổ chức lao động xã hội; 3) trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất ; 4) kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người; 5) trình độ phân công lao động.
- Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động và cách mạng nhất của quá trình sản xuất. Nó là nội dung của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định. Nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này, lực lượng sản xuất (nội dung) quyết định quan hệ sản xuất (hình thức).
- Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ nào đó sẽ mâu thuẩn với quan hệ sản xuất. Điều này đòi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn với lực lượng sản xuất, thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuát
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi ấy quan hệ sản xuất sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển)
 - Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự tác động của quan hệ sản xuất tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản xuất, ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến công cụ lao động cũng như áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất.
 Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mẫu thuẫn giữa lực lướng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cáp và chỉ thông qua đấu trạnh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn này. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp lên cao.
 Quy luËt vÒ sù phï hîp cña QHSX nãi chung víi tr×nh ®é ph¸t triÓn cña LLSX lµ quy luËt chung cña sù ph¸t triÓn x· héi. D­íi t¸c ®éng cña quy luËt nµy x· héi lµ sù ph¸t triÓn kÕ tiÕp nhau tõ thÊp ®Õn cao cña ph­¬ng thøc s¶n xuÊt, tuy nhiªn sù phï hîp nµy ph¶i lµ sù phï hîp biÖn chøng, sù phï hîp kh«ng lo¹i trõ m©u thuÉn.
* Như vậy; Quy luật của quan.hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến. Tuy nhiên kg phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp đó. Do vậy, phải nắm bắt tốt quy luật này, chúng ta có thể áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất còn là quy luật phổ biến trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.
Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
 Lực lượng sản xuất là nhân tố thường xuyên biến đổi, ngược lại quan hệ sản xuất lại thường có tính ổn định song sự ổn định đó chỉ là tạm thời và cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Nếu quan hệ sản xuất không có những sự thay đổi cho phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Như vậy, trong việc xác lập hoàn thiện, thay đổi quan hệ sản xuất cần phải căn cứ vào thực trạng của các lực lượng sản xuất hiện có về mặt tính chất và trình độ của chúng
2. Sự vận dụng quy luật trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước ta.
+ Sự đúng đắn, sáng tạo trong quá trình nhận thức và vận dụng lý luận về biện chứng giữa LLSX & QHSX (trước đổi mới)
Sau chiến thắng Điện Biên phủ năm 1954, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, nhưng miền Nam lại rơi vào ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Do tình hình hai miền đất nước khác nhau, đòi hỏi phải xác định con đường và bước đi thích hợp cho cả nước và cho từng miền với nội dung cơ bản:
-Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc với bước đột phá bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật, hậu phương vững chắc thực hiện thống nhất đất nước;
-Thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân mới, thực hiện mục tiêu hòa bình thống nhất đất nước;
Cách mạng hai miền đều nhằm mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, trên cơ sở vân dụng lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xác định đường lối cho giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta và tình hình thế giới.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn độc lập, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hoàn thành, đất nước ta đứng trước tình thế phải lựa chọn cách thức phát triển.
+ Những sai lầm, vấp váp trong vận dụng quy luật khách quan:
Sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, Nhà nước ta đã dùng sức mạnh chí trị tư tưởng để xoá bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự thắng lợi của CNXH ở nước ta. Song trong thực tế cách làm này đã không mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.
Trong cơ chế quản lý vẫn duy trì cơ chế tập trung bao cấp quan liêu với kiến trúc thượng tầng đồ sộ, tạo gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của cơ sở hạ tầng kinh tế, mặt khác làm nền kinh tế mất tính năng động.
+ Quá trình đổi mới, nhân thức và vận dụng quy luật khách quan
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đó đánh dấu mốc quan trọng đó là thực hiện đổi mới mặt đời sống xã hội. Từ đó trở lại vận dụng đúng quy luật khách quan vào sự phát triển xã hội.
Sự vận dụng quy luật khách quan được thể hiện ở nội dung cơ bản đó là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo đính hướng xã hội chủ nghĩa là sự vận dung lý luận hình thành kinh tế - xã hội trong điều kiện mới
Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cua nhà nước theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, thực hiện nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, phù hợp với thực trạng lực lượng sản xuất nước ta còn nhỏ yếu, trình độ xã hội hóa sản xuất thấp, lại ở nhiều trình độ khác nhau.
Giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất một cách đồng bộ, phù hợp trên cả ba mặt sở hữu tổ chức quản lý vàn phân phối: thực hiện nhiều hình thức sở hữu, tổ chức phân phối nhằm tạo động lực phát huy vai trò làm chủ và sử dụng tốt nhất mọi năng lực sản xuất, khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế.
Thực tế lực lượng sản xuất nước ta còn thấp kém lại phát triển không đồng đều, cho nên cần phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây dựng phương thức sản xuất XHCN, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH. Từng bước xã hội hóa XHCN, quá trình đó không phải bằng gò ép, mà được thực hiện từng bước thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản nhà nước, các hình thức hợp tác, … để dần dần hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò là nền tảng. Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của xã hội cũ không còn phù hợp, thực hiện chủ trương chuyển hóa cái cũ thành cái mới theo định hướng XHCN.
Như vậy sự đa dạng, không đồng đều về trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta đòi hỏi phải có sự đa dạng phong phú của quan hệ sản xuất, điều này chứng minh quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất.
Trong quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay sự đa dạng của quan hệ sản xuất thể hiện qua việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, bao gồm 5 thành phần kinh tế:
+ Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân;Kinh tế tư bản Nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
 Nhiều thành phần kinh tế dẫn đến nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức quản lý và cũng nhiều hình thức phân phối sản xuất
Về sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, tư nhân
Về phân phối cũng có nhiều hình thức phân phối như: phân phối theo lao động, phân phối theo hiệu quả kinh tế, phân phối theo mức đóng góp vốn, đồng thời sự phân phối còn thể hiện thông qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
- Những thành tựu có tính chất bước ngoạt phát triển đất nước qua 25 năm đổi mới do vận dụng quy luật khách quan của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở vững chắc để đất nước hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên trong, giai đoạn hiện nay thực hiện những bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi; tính chất thời đại có những đổi khác. Nhận thức được tính tất yếu có tính quy luật này, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam đó xác định mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng về cơ bản nền tảng kinh tế chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
-         (Khái quát ý nghĩa, giá trị khoa học và thực tiễn vấn đề)
-         (Liên hệ thực tế địa phương, cơ sở và lĩnh vực công tác của mình)./.

Post a Comment

0 Comments