a. Khái niệm về giai cấp nông dân
Nông dân ở nước ta là những người lao động, sống chủ yếu ở nông thôn, nghề
nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm
lao động từ nông nghiệp.
b. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở của Hội
- Tổ chức cơ sở Hội Nông dân là nền tảng của Hội Nông dân
Việt Nam
- Tổ chức cơ sở hội quan hệ trực tiếp với nông dân, tuyên
truyền, vận động nông dân và Hội; nắm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông
dân với Đảng và chính quyền
c. Hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân VN ở cơ sở
* Quán triệt sâu sát các NQ, Chỉ thị của Đảng:
- Chỉ thị 59-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với hoạt động của HND VN trong thời kỳ CNH – HĐH nông nghiệp, nông
thôn”
- NQ Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa IX (có nội dung “Về đẩy
nhanh CNH-HĐH n.nghiệp, n.thôn giai đoạn
2001-2010”).
- NQ Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa XI (NQ số 25 về “Tăng cường và
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”)
- NQ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Thông qua dự thảo Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020).
- NQ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của HND VNVN (Báo cáo tổng kết
công tác hội, phong trào nông dân nhiệm kỳ 2008-2013 và đề ra phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013-2018).
- Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địa
phương đề ra.
* Hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân VN ở cơ sở
+ Đẩy mạnh phong trào nông dân, trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự
án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới như: tổ chức các hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, dạy nghề, chuyển giao tiến bộ
khoa học,…
. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng (gọi tắc: Phong
trào SX,kinh doanh giỏi).
. Phong trào nd tham gia xây dựng nông thôn mới: Xây dựng kết cấu hạ tầng;
Xây dựng gia đình Văn hóa; Phong trào XH học tập nâng cao trình độ dân trí;
Phong trào ND tham gia thực hiện CSXH, phòng chống tệ nạn XH, bảo vệ TQ vệ sinh
an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ…
. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh
+ Tổ chức, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển
ngành nghề, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, mặt nước ao hồ, đầm phá
ven biển, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp,…
+ Chủ động tham gia vào chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, vươn
lên làm giàu bằng việc hướng dẫn người nghèo cách làm ăn theo phương thức “cầm
tay chỉ việc”, giúp đỡ nhau sản xuất tiêu thụ sản phẩm, xây dựng tổ nghề
nghiệp, tổ đoàn kết, tổ hợp tác, tổ tương trợ, tổ liên doanh liên kết, giúp đỡ
các hộ nghèo đói vươn lên.
+ Phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng hương ước, quy ước
làng, xã, thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn. Xây dựng Đảng, chính quyền vững
mạnh, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” những việc chung và những việc có liên quan quyền lợi và
nghĩa vụ của nông dân, làm tốt công tác hòa giải, các mâu thuẩn trong nội bộ
nông dân được giải quyết ở cơ sở, xây dựng văn hóa tinh thần, nếp sống lành mạnh,
tiết kiệm trong việc tổ chức ma chay, cưới xin, lễ hội; tích cực phòng chống
các tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn.
* Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, thiết thực để thu hút
và tập hợp đông đảo nông dân tham gia hoạt động hội như:
+ Tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ ND về vốn, kỹ thuật, công nghệ,
tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường,…nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
và tổ chức đời sống. Chú trọng phương thức chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình trình
diễn, xây dựng các chi hội, tổ hội, hội viên thành những điển hình tiên tiến, tổng
kết rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng để nhiều người học tập và làm theo.
+ Tổ chức các hội thi “Kiến thức nhà nông”, “Nhà nông đua tài”, “Chi hội
trưởng giỏi”, “Chủ nhiệm câu lạc bộ ND giỏi”,…hội nghị chuyên đề, hội nghị đầu
bờ về phát triển kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phổ biến KHKT, thông
qua văn hóa, văn nghệ, gương “Người tốt-việc tốt,…để t.truyền g.dục hội viên ND.
+ Các chi, tổ hội động viên ND, góp công, góp của xây dựng đường làng, ngõ
xóm, trường học, trạm xá,…đồng thời k.tra, dân chủ công khai thu, chi x.dựng cơ
sở hạ tầng ở nông thôn.
- Chăm lo lợi ích chính đáng của
ND
+ Cải thiện dân sinh: Cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ND,
trước hết là đời sống vật chất và đây chính là mong muốn hàng đầu của ND hiện
nay và cũng là mong muốn của Đảng ta. Chính vì vậy, phải khuyến khích, giúp đỡ ND
phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
tốt các vấn đề xã hội.
+ Nâng cao dân trí: Cùng với cải thiện
đời sống vật chất, nâng cao dân trí là một đòi hỏi trong cuộc sống của ND, một
yêu cầu cấp bách của sự nghiệp CNH – HĐH, hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định,
phải đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, mọi người ND, con em ND đều được
đi học. Phát triển và tăng cường mạng lưới văn hóa, thông tin, tuyên truyền ở
cơ sở để nâng cao hiểu biết.
+ Thực hiện dân chủ: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng xác định:
“Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự
phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm
dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh
vực”.
0 Comments