1. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục xây dựng người ND mới, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước như: những thành tựu của đất nước trong những
năm đổi mới, những thuận lợi, khó khăn trong đời sống nông dân, nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, chủ quyền biển đảo, các mô hình sản xuất, kinh doanh,
gương điển hình tiên tiến, vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
HCM”,…
- Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, phát huy truyền thống, bản sắc văn
hóa,..
- Giáo dục bồi dưỡng văn hóa, khoa học-công nghệ, tay nghề cho nông dân.
+ Một số yêu cầu về xây dựng người nông dân mới:
- Có ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm công dân, biết gắn lợi ích cá
nhân với lợi ích cộng đồng và toàn xã hội.
- Giàu lòng yêu nước, có tinh thần quốc tế chân chính gắn bó với độc lập và
chủ nghĩa xã hội.
- Có trình độ học vấn, khoa học – kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu CNH – HĐH
nông nghiệp, nông thôn.
- Có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, có sức khỏe, sống có văn
hóa, nghĩa tình; phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp
thu những tinh hoa văn hóa nhân loại; chống chủ nghĩa lạc hậu,…
2. Nghiệp vụ tổ chức phong trào nông dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Hội Nông dân VN (7-2013) phát động ba
phong trào lớn:
+ Nghiệp vụ tổ chức phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
+ Nghiệp vụ tổ chức phong trào ND thi đua xây dựng nông thôn mới.
+ Nghiệp vụ tổ chức phong trào ND tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Nghiệp vụ xây dựng, củng cố tổ chức hội ở cơ sở
- Xây dựng, củng cố tổ chức hội mạnh về chính trị, thống nhất về tư tưởng
và tổ chức, nâng cao năng lực tập hợp, vận động, phát huy dân chủ, sức sáng tạo
của hội viên, nông dân.
- Tập hợp đông đảo nông dân vào Hội, đặc biệt là lực lượng đảng viên tại địa
phương, chú trọng phát triển hội viên là ngư dân, vùng bãi ngang ven biển, chủ
trang trại, các doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, cán bộ công chức
nghỉ hưu,...
- Kiện toàn đội ngũ BCH và cán bộ cơ sở hội để đủ năng lực điều hành, tổ chức
các hoạt động của Hội.
- Lập quỹ Hội để có kinh phí hoạt động và trợ cấp cho cán bộ, tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số.
- Thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt cho phù hợp với tình hình và điều
kiện của từng địa phương, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Với một số hình thức sinh hoạt như: thăm quan các mô hình, điển hình nông dân sản
xuất, kinh doanh giỏi, mô hình xây dựng nông thôn mới, tọa đàm, hội thảo,…
4. Nghiệp vụ để tổ chức cơ sở hội tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân ở cơ sở
- Tổ chức cơ sở hội tham gia xây dựng chủ trương, nghị quyết của tổ chức cơ
sở đảng, nhất là những chủ trương, nghị quyết liên quan đến nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
- Tổ chức cơ sở hội và hội viên tham gia công tác kiểm tra, giám sát cán bộ,
đảng viên; phát triển đảng; xây dựng chủ trương, biện pháp, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương.
- Tổ chức cơ sở hội và hội viên cần có những việc làm cụ thể, thiết thực để
xây dựng Mặt trận và tích cực phối hợp với các đoàn thể nhân dân trong việc tổ
chức, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, là cầu nối giữa Đảng
với nông dân.
5. Nghiệp vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCH hội ở cơ sở
- Thường xuyên đổi mới công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành, tăng cường công
tác tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng chính sách, giám sát và phản biện xã hội.
- Chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng ở cơ sở trong việc lãnh đạo công tác vận
động nông dân, phối hợp với chính quyền để thực hiện các chính sách, pháp luật
của Nhà nước đối với nông dân, phối hợp chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho
nông dân.
- Làm tốt công tác thi đua - khen
thưởng, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng để cổ vũ, động viên
phong trào của nông dân.
- Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những
vi phạm, nhất là vi phạm Điều lệ Hội.
0 Comments