Trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác Công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở? Liên hệ với thực tiễn?

Trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác Công đoàn và vận động công nhân ở cơ sở? Liên hệ với thực tiễn?

*  Nghiệp vụ công tác công đoàn ở cơ sở:
1. Đại hội công đoàn cơ sở
a. Chuẩn bị nội dung đại hội.
- Báo cáo tổng kết hoạt động của công đoàn nhiệm kỳ qua.
- Phương hướng hoạt động của công đoàn nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo kiểm điểm của công đoàn cơ sở nhiệm kỳ.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội CĐ cơ sở.
+ Công tác chuẩn bị báo cáo.
+ Dự kiến số lượng, cơ cấu nhân sự BCH CĐ , ủy ban kiểm tra CĐ cơ sở; tiêu chuẩn ủy viên BCH CĐ , ủy viên ban kiểm tra CĐ cơ sở.
+ Kế hoạch hướng dẫn tổ chức đại hội tổ CĐ , CĐ bộ phận (nếu có) tiến tới đại hội CĐ cơ sở.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội CĐ cơ sở.
+ Phân công ủy viên BCH CĐ dự đại hội tổ CĐ , CĐ bộ phận (nếu có).
+ Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ủy viên BCH CĐ cơ sở.
+ Tổng hợp ý kiến đóng góp qua đại hội CĐ trực thuộc, CĐ bộ phận (nếu có) về các báo cáo, về nhân sự. Họp BCH CĐ cơ sở để thống nhất các nội dung đó.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội CĐ cơ sở.
+ Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, cơ sở về các báo cáo trình đại hội và dự kiến nhân sự. Phối hợp trao đổi, thống nhất với thủ trưởng đơn vị để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về thời gian, kinh phí và các điều kiện khác.
+ Tổng hợp toàn bộ các văn bản dự thảo theo quy định gửi lên CĐ cấp trên trực tiếp để xin ý kiến cho phép tiến hành đại hội.
b. Tổ chức đại hội công đoàn cơ sở:
- Trang trí hội trường:
+ Phía trái hội trường (từ dưới nhìn lên) là cờ Tổ quốc. Tượng hoặc ảnh Chủ tịch HCM đặt dưới cánh sao vàng, thường khoảng 25 – 30cm.
+ Phía phải hội trường là dòng chữ tiêu đề đại hội.
+ Huy hiệu Công đoàn VN đặt trên và chính giữa dòng chữ tiêu đề đại hội (Đại hội công đoàn cơ sở…), thường cách khoảng 25 – 30cm.
- Phần nghi thức: do ban tổ chức đại hội điều hành
+ Chào cờ (hát quốc ca hoặc đĩa nhạc có lời).
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Bầu chủ tịch đoàn, thư ký đoàn và ban kiểm tra tư cách đại biểu (bằng biểu quyết giơ tay). Nếu là đại hội đoàn viên thì không cần bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu.
+ Mời đoàn chủ tịch lên chủ trì đại hội và đoàn thư ký lên  vị trí làm việc.
- Phần nội dung: do chủ tịch đoàn điều khiển
+ Thông qua chương trình đại hội.
+ Mời ban thẩm tra tư cách đại biểu đọc báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu (nếu là ĐH đại biểu) và biểu quyết thông qua, báo cáo số lượng và tư cách đoàn viên dự ĐH do đồng chí thay mặt BCH CĐCS báo cáo (nếu là ĐH đoàn viên).
+ Báo cáo tổng kết hoạt động của CĐ nhiệm kỳ qua và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới.
+ Báo cáo tổng kết hoạt động của CĐ nhiệm kỳ qua và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới.
+ Báo cáo tổng hợp kết quả đại hội tổ công đoàn, công đoàn bộ phận.
+ Báo cáo kiểm điểm của BCH công đoàn cơ sở.
+ Đại hội tham luận hoặc thảo luận về báo cáo tổng kết, phương hướng hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Phần nhân sự:
+ Chủ tịch đoàn mời BCH CĐ cũ tuyên bố mãi nhiệm – tặng quà lưu niệm (nếu có).
+ Báo cáo tình hình chuẩn bị nhân sự.
+ Bầu BCH CĐCS (thông qua tiêu chuẩn ủy viên BCH, thảo luận về số lượng, ứng cử, đề cử, thông qua danh sách bầu cử, bằng biểu quyết giơ tay).
+ Bầu ban bầu cử (biểu quyết giơ tay).
+ Ban bầu cử phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử (nếu kết quả bầu cử không đủ số lượng ủy viên BCH công đoàn cơ sở đã được đại hội biểu quyết thì đại hội thảo luận và quyết định có bầu cử tiếp hay không).
+ Ban chấp hành ra mắt đại hội.
+ Đoàn chủ tịch chỉ định 1 đồng chí trong BCH mới làm nhiệm vụ triệu tập kỳ họp thứ nhất của BCH CĐCS và công bố quyết định trước đại hội. Nếu đại hội bầu chủ tịch CĐ thì chủ tịch CĐ làm việc này.
+ Bầu đại biểu đi dự ĐH CĐ cấp trên theo chỉ tiêu phân bổ.
+ Phần phát biểu của đại biểu chỉ đạo ĐH (đại diện cấp ủy cơ sở, lãnh đạo đơn vị, CĐ cấp trên,…do chủ tịch đoàn bố trí cho hợp lý).
- Bế mạc:
+ Thư ký thông qua dự thảo Nghị quyết ĐH.
+ Chủ tịch đoàn lấy ý kiến biểu quyết (về các chỉ tiêu trọng tâm của ĐH).
+ Tổng kết ĐH.
+ Chào cờ (Quốc ca).
c. Những công việc sau đại hội
+ Hội nghị lần thứ nhất BCH CĐCS cần họp trong thời gian ĐH để có kết quả thông báo cho ĐH. Nếu họp chậm lại thì không quá 15 ngày kể từ ngày bế mạc ĐH.
+ Hội nghị lần thứ nhất bầu đoàn chủ tịch hoặc người chủ trì và thư ký (biểu quyết giơ tay). Nếu chủ tịch CĐ được bầu ở ĐH thì đồng chí đó làm chủ tịch ở hội nghị này. Chủ tịch hoặc chủ trì hội nghị báo cáo và thông qua chương trình làm việc và điều hành hội nghị.
+ Hội nghị thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu ban thường vụ (nếu có) và ủy ban kiểm tra theo qui định.
+ Bầu cử các ban đó theo quy định (bỏ phiếu kín)
+ Bầu chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn theo quy định, trong số các ủy viên ban thường vụ (nếu có ban thường vụ), trong số các ủy viên BCH (nếu không có ban thường vụ).
+ Làm văn bản đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận kết quả bầu cử.
+ Các loại phiếu bầu sau khi bầu xong bỏ vào phong bì niêm phong và lưu giữ tại công đoàn cơ sở.
2. Những công việc chủ yếu và phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở
a. Chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn cơ sở
- Chức năng:
Chủ tịch CĐCS là người đứng đầu BCH CĐCS, thay mặt BCH CĐCS đại diện cho tập thể người lao động trong quá trình tham gia quản lý và bảo vệ, quyền, lợi ích của công nhân và người lao động; là người chủ trì và cùng BCH CĐCS tổ chức và duy trì mọi hoạt động của CĐCS.
- Nhiệm vụ:
+ Cùng BCH CĐCS vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, NQ của CĐ cấp trên đi vào cuộc sống tại cơ sở.
+Điều hành công việc hằng ngày: Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp BCH CĐCS, ban thường vụ giải quyết các vấn đề khi đã có chủ trương của BCH và ban thường vụ CĐCS.
Tổ chức chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ CĐ tại cơ sở.
Thay mặt BCH CĐCS tham gia ý kiến, bàn bạc phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai bên.
Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy (nếu có), của CĐ cấp trên, thường xuyên quản lý nguồn kinh phí của CĐ.
b. Những công việc chủ yếu của chủ tịch CĐCS:
- Nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của cấp ủy cùng cấp, BCH CĐ cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp và thực tiễn của cơ quan, đơn vị để vận dụng vào hoạt động CĐCS.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng CĐCS vững mạnh.
- Xây dựng chương trình công tác của CĐCS.
- Chỉ đạo hoạt động của các BCH CĐ bộ phận và tổ CĐ.
- Sơ kết, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm hoạt động của CĐ.
c. Phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở.
- Nắm bắt kịp thời và xử lý tốt những thông tin cần thiết phục vụ quá trình hoạt động của chủ tịch công đoàn cơ sở.
- Tổ chức tốt các cuộc trao đổi, tọa đàm.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cá nhân.
- Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong quá trình làm việc.
- Kiểm tra hoạt động của các công đoàn bộ phận và tự kiểm tra hoạt động của bản thân mình.
* Nghiệp vụ công tác vận động công nhân ở cơ sở:
1. Quan điểm của ĐCSVN về xây dựng GCCN, vận động CN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế
a. Khái niệm giai cấp công nhân:
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp” (Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa X).
b. Quan điểm:
- Một là, kiên định quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của GCCN trong điều kiện hiện nay.
- Hai là, xây dựng GCCN lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của khối liên minh công – nông – trí thức, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với GCCN trên toàn thế giới.
- Ba là, chiến lược xây dựng GCCN lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, CNH – HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho CN, không ngừng trí thức hóa GCCN là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ CN trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của GCCN.
- Năm là, xây dựng GCCN lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nổ lực vươn lên của bản thân mỗi công nhân, sự tham gia tích cực của người sử dụng lao động,…
2. Mục tiêu xây dựng GCCN, vận động CN trong giai đoạn hiện nay.
- Một là, xây dựng GCCN lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạnh thông qua đội tiền phong là ĐCSVN.
- Hai là, xây dựng GCCN lớn mạnh phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao.
3. Giải pháp chủ yếu tăng cường công tác vận động CN ở cơ sở (quan trọng)
3.1. Khái niệm giai cấp công nhân VN:
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp” (Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa X).
3.2. Giải pháp:
a. Bảo đảm việc làm, đời sống cho CN và người lao động
- Cấp ủy và lãnh đạo đơn vị, các tổ chức đoàn thể nhất là công đoàn cần đề xuất lên cấp trên về tình hình việc làm, đời sống của công nhân và người lao động.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần theo đường lối, quan điểm của Đảng, chú trọng phát triển ngành nghề sử dụng số đông lao động nhằm tạo việc làm, mang lại hiệu quả.
- Bên cạnh chú trọng tạo việc làm, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động (hạn chế xuất khẩu lao động; hạn chế tập trung công nhân vào các thành phố lớn; chú trọng phát triển kinh tế tại địa phương, gia đình;…)
- Thực hiện chủ trương của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu kinh tế,…tạo điều kiện chó công nhân ở doanh nghiệp mua cổ phần.
- Tập trung bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo lợi ích cho công nhân như: hợp đồng lao động; bảo hộ lao động; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; tiền lương; bảo hiểm; khám chữa bệnh;…
b. Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở
- Nêu cao quyền làm chủ, tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp, xã hội.
- Thực hiện nghiêm Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền đặc lợi trong bộ máy Đảng, Nhà nước, trong các doanh nghiệp nhà nước quản lý ngay tại đơn vị cơ sở.
- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, ý thức công dân, tinh thần dân tộc, chống lại các âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong gccn tại cơ sở.
c. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở, đề cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong công tác vận động CN
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác vận động CN.
+ Để góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cần tập trung lãnh đạo thực hiện các nội dung: đào tạo gccn; chuyển đổi một số lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; tạo nguồn phát triển đảng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, trong sản xuất kinh doanh xuất thân từ công nhân;…
+ Chú trọng bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. (Vai trò gccn trong sự nghiệp CM là rất lớn)
+ Quán triệt NQ Hội nghị lần 5 khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp.
+ Tăng cường phát triển đảng trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, trường nghề,...
+ Chủ động phát triển đảng trong các doanh nghiệp không có hoặc ít đảng viên, trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác vận động c.nhân, thực hiện tốt công tác vận động công nhân của chính quyền và ban lãnh đạo, quản lý đơn vị.
+ Tăng cường sự l.đạo của Đảng đối với NN và chính quyền các cấp nhằm đề cao và phát huy trách nhiệm của các tổ chức này đối với công tác vận động công nhân.
+ Chính quyền địa phương, l.đạo, q.lý đơn vị cần t.hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng về c.tác dân vận của chính quyền.
- Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong công tác vận động CN.
+ Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác vận động công nhân cầ tập trung vào một số nội dung như: đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền; đào tạo cán bộ làm công tác công đoàn;...
+ Đổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức công đoàn, chú trọng các cơ chế chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn và các chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở.
+ Nâng cao hiệu quả công tác nữ công của công đoàn tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp TNVN trong các doanh nghiệp.
d. Nâng cao năng lực cán bộ các đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu vận động CN trong thời kỳ đổi mới
 Cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trong các tổ chức công đoàn, cán bộ trong các tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp và trong các tổ chức đoàn thể cấp trên của các doanh nghiệp về: số lượng; sắp xếp cơ cấu cán bộ hợp lý; quy hoạch đào tạo; luân chuyển cán bộ; chính sách cán bộ;…

Post a Comment

0 Comments