Vì sao phải vận dụng quan điểm khách quan trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương/đơn vị công tác?

 

Vì sao phải vận dụng quan điểm khách quan trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương/đơn vị công tác?

Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn là cơ sở, hạt nhân của thế giới quan khoa học hiện đại và là cơ sở lý luận để xác lập quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn vì quan điểm khách quan:

- Chỉ ra bản chất của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

+ Vật chất quyết định ý thức => tồn tại XH (SXVC) quyết định ý thức XH (đời sống tinh thần).

+ Ý thức có tính độc lập tương đối với vật chất, tác động trở lại vật chất (Vai trò của nhân tố chủ quan - con người).

- Là căn cứ lý luận để xác lập yêu cầu của quan điểm khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn:

+ Phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có, phải phù hợp với các quy luật khách quan; không chủ quan duy ý chí;

+ Phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân tố chủ quan, chống rập khuôn, máy móc, giáo điều; chống thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ.

* Luận cứ chứng minh việc vận dụng quan điểm khách quan của Đảng trước và sau thời điểm đổi mới (1986)

- Từ khi đất nước thống nhất (1975) đến trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986):

+ Về tôn trọng khách quan: không căn cứ vào các điều kiện vật chất, vận dụng chưa đúng các quy luật khách quan, còn có biểu hiện không tuân thủ đầy đủ quy luật khách quan

+ Về phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân tố chủ quan: một mặt, bệnh chủ quan, duy ý chí còn khá phổ biến, mặt khác không nhận thức đúng và do đó phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò tích cực, chủ động của nhân tố chủ quan.

- Từ đổi mới (Đại hội VI -1986) đến nay:

+ Xuất phát từ những điều kiện vật chất khách quan, tuân theo quy luật khách quan: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng” (ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.30); Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011): Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải dựa trên thực tiễn khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021): dự báo tình hình, xây dựng chủ trương, đường lối phát triển đất nước dựa trên thực tế và tuân theo quy luật khách quan, phù hợp bối cảnh mới.

+ Phát huy tính năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan: phát huy tính sáng tạo, năng động, tích cực của chủ thể: Phát huy sức mạnh tinh thần, đổi mới, sáng tạo, tự cường, khát vọng phồn vinh, hạnh phúc... (Văn kiện Đảng ĐH XIII, tr.110); chống bệnh chủ quan, duy ý chí, nóng vội dưới mọi hình thức: do trình độ nhận thức kém; do động cơ vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân.

Post a Comment

0 Comments