Bệnh chủ quan duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đối hóa
vai trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí,
xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình cách
mạng thay thế cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Đây là lối suy nghĩ và hành
động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan; thể hiện rõ trong khi
định ra những chủ trương, chính sách và lựa chọn phương pháp tổ chức họat động
thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo tưởng, chủ quan.
Biểu hiện của “bệnh” này là
tình trạng ỷ lại, dựa dẫm, chờ đợi, ngại đổi mới, thậm chí cản trở cái mới,
bằng lòng thỏa mãn với cái đã có – là bạn đồng hành với chủ nghĩa quan liêu,
độc đóan và hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí còn kéo lùi sự phát triển.
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta rút ra
được nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và
hành động phải xuất phát từ chính bản thân sự vật với những thuộc tính, những
mối liên hệ vốn có của nó, những quy luật khách quan, phải có thái độ tôn trọng
sự thật, không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy
tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược cách mạng. Việc thực hiện
nguyên tắc khách quan không có nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng
động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng
tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan
đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những
biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật,
trên cơ sở đó thực hiện việc biến đổi từ cái “vật tự nó” thành cái phục vụ cho
nhu cầu lợi ích của con người
Trong thực tế nhận thức và hoạt động của con người, việc tuyệt đối
hóa một trong hai mặt của vật chất và ý thức đã dẫn tới bệnh chủ quan duy ý chí
và bệnh bảo thủ trì trệ.
* Nguyên Nhân: phổ biến của bệnh chủ quan là lối suy nghĩ và
hành động giản đơn, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, bất chấp quy luật khách quan.
Cán bộ đảng viên khi mắc phải bệnh này dẫn đến việc lãnh đạo quản lý, điều hành
phát triển kinh tế xã hội xa rời thực tế, không thể hiện ý chí, nguyện vọng của
quần chúng nhân dân. Nhất là những người đảng viên có chức có quyền mắc bệnh
chủ quan duy ý chí sẽ dẫn tới việc lạm dụng chức quyền, mất dân chủ, không quan
tâm lắng nghe ý kiến đề đạt của quần chúng nhân dân. Trong
công tác, người có trách nhiệm và có quyền đưa ra các quyết sách lãnh đạo chỉ dựa
vào nhận thức và ý chí của cá nhân mình mà suy nghĩ, hành động, không phù hợp với
thực tế khách quan. Người mắc bệnh chủ quan, duy ý chí giữ chức vụ càng cao, vị
trí càng quan trọng thì ảnh hưởng càng lớn, hậu quả càng nặng nề, gây nên những
hệ lụy khôn lường đối với đời sống kinh tế - xã hội. Vì thế, bệnh chủ quan nếu
không được phát hiện, sửa chữa kịp thời sẽ gây ra những tổn thất nặng nề, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội. Chúng ta không chấp nhận bất kỳ một biểu
hiện nào của chứng bệnh chủ quan, nhưng nó vẫn đã và đang xuất hiện, tồn tại
trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả của
cách mạng và uy tín của Đảng, Nhà nước.
* Để
khắc phục hai căn bệnh nêu trên, cần thực hiện những biện pháp là:
- Phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, đổi mới từ quan niệm, tư duy lý luận đến đổi
mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. Thực hiện
đổi mới với những hình thức, bước đi, cách làm phù hợp, trong đó lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực
nhận thức và vận dụng quy luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Đảng viên.
- Tăng cường phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tiềm năng cán bộ KHKT,
đội ngũ cán bộ quản lý; tránh tuyệt đối hóa vai trò của người đứng đầu, tránh
tôn sung cá nhân.
- Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, tổng kết cái mới, luôn căn cứ
vào điều kiện khách quan, tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn, không ngừng bổ sung, phát
triển, hoàn chỉnh lý luận; Phải đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện
mới.
* Liên hệ thực tiễn: Cho ví dụ tại địa
phương, đơn vị:
- đánh giá thực trạng; tìm ra nguyên
nhân chủ quan, khách quan
- Đề ra giải pháp khắc phục bệnh chủ
quan duy ý chí
- kết luận, rút kinh nghiêm và có kiến
nghị đề xuất.
0 Comments