Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục?

 

Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

*. Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm: như coi thường lý luận, coi thường học tập lý luận; cho kinh nghiệm là yếu tố duy nhất quyết định mọi thành công trong nhận thức và hoạt động thực tiễn; không đánh giá đúng vai trò của đội ngũ trí thức.

Biểu hiện của giáo điều:  qua hai hình thức, một là, giáo điều lý luận, thể hiện ở chỗ vận dụng lý luận không căn cứ vào những điều kiện thực tiễn cụ thể; học tập lý luận tách rời thực tiễn, xa rời cuộc sống, rơi vào bệnh sách vở; bệnh “tầm chương trích cú”; bệnh câu chữ,…hai là, giáo điều kinh nghiệm, thể hiện ở chỗ, vận dụng kinh nghiệm của ngành khác, người khác, địa phương khác, nước khác vào ngành mình, địa phương mình, nước mình nhưng không tính tới những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể của mình.

- Thứ nhất, nội dung về bệnh kinh nghiệm

Kinh nghiệm đóng vai trò hết sức to lớn trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường, hạ thấp lý luận, không chịu học tập lý luận thì sẽ mắc bệnh kinh nghiệm. Bệnh kinh nghiệm, về bản chất là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm cá biệt, cụ thể. Dần dần biến kinh nghiệm cá biệt, cụ thể đó thành những kinh nghiệm phổ biến nhằm áp dụng những kinh nghiệm này cho mọi trường hợp, mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Người mắc bệnh kinh nghiệm thường nhân danh đề cao thực tiễn để hạ thấp lý luận. Trên thực tế, vấn đề thực tiễn mà họ đề cao là thực tiễn cục bộ, vụn vặt, chưa chỉnh thể, chưa trọn vẹn, chưa mang tính phổ biến.

-                     Thứ hai, nội dung về bệnh giáo điều

Về bản chất, bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận, coi thường hạ thấp thực tiễn, không đánh giá đúng vai trò của thực tiễn trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động lý luận, hoặc áp dụng lý luận và kinh nghiệm không tính tới điều kiện thực tiễn lịch sử cụ thể.

Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

- Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm có nhiều, chẳng hạn như ảnh hưởng tiêu cực của nền sản xuất nhỏ, theo mùa, theo chu kỳ; ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng gia trưởng, phong kiến;…Nhưng nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, không hiểu quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn của cán bộ, đảng viên.

- Còn nguyên nhân của bệnh giáo điều ở Việt Nam như ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp quá lâu; bệnh thành tích, bệnh hình thức…Đặc biệt là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và không hiểu quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ở một số cán bộ và đảng viên. Đây là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất của căn bệnh giáo điều ở Việt Nam.

* Giải pháp khắc phục

Một là, giải pháp về bệnh kinh nghiệm

Thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nền sản xuất nhỏ.

Phải thông qua tổng kết thực tiễn, nhưng phải đứng từ chỗ đứng của lý luận để tổng kết thực tiễn một cách có lý luận chứ không phải từ kinh nghiệm và chủ nghĩa kinh nghiệm.

Gắn tổng kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận để phát triển lý luận mới, có năng lực dự báo khoa học. Bởi lẽ, không có trình độ lý luận thì không thể tổng kết kinh nghiệm một cách có lý luận và không thể định hướng cho công cuộc đổi mới.

Khắc phục tư tưởng coi thường trí thức, tuyệt đối hóa kinh nghiệm. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”1 là biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị. Đại hội XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ đầy đủ hơn, toàn diện hơn trong việc tổng kết thực tiễn, toàn diện hơn trong việc đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và đặc biệt nhẫn mạnh sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, hiểu và vận dụng đúng quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn.

Hai là, giải pháp về bệnh giáo điều

Khắc phục chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức, đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.

Từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, hiểu và vận dụng đúng đắn quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Nâng cao công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn và đặc biệt tăng cường tổng kết thực tiễn.

Phải quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm và nguyên tắc, phương châm và phương pháp tư duy của Bác để nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận trong thực tiễn đổi mới của nước ta.

*. Liên hệ thực tiễn các đồng chí tham khảoVí dụ: Đội ngũ cán bộ, ơ địa phương khi mắc bệnh kinh nghiệm thường dẫn đến những ảnh hưởng sau trong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị thường rơi vào tình trạng chỉ dựa trên kinh nghiệm, mò mẫm, thiếu định hướng, sa vào vụn vặt, sự vụ, suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống; do tầm nhìn hạn chế bởi kinh nghiệm cũ, nên trong giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, cán bộ ở địa phương, thường lúng túng, không có khả năng vận dụng phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Hậu quả là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thường chậm trễ, theo lối mòn, thiếu sáng tạo, không thích ứng với bối cảnh, điều kiện mới.

Ví dụ: Đội ngũ cán bộ,ơ địa phương xã khi mắc bệnh giáo điều thường dẫn đến những ảnh hưởng sau trong thực hiện nhiệm vụ chính trị:Trình độ nhận thức và vận dụng lý luận chủ yếu ở mức độ sao chép, trích dẫn cơ học, cắt ghép, chắp vá các kết quả nghiên cứu lý luận, dẫn đến sự vận dụng một cách máy móc, giáo điều, vô nguyên tắc. Người mắc bệnh này thường ba hoa, nói nhiều về lý luận nhưng không hiểu lý luận, lấy việc  trích dẫn lý luận để khỏa lấp sự yếu kém của mình về lý luận. Do vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã khi rơi vào trường hợp này sẽ dẫn đến việc ra các quyết định lãnh đạo, chỉ đạo một cách mò mẫm, thiếu căn cứ, sáo rỗng, không áp dụng được lý luận vào để giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Điều này khiến cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã thường ra các văn bản quản lý sao chép giống nhau, chủ yếu thường tập trung vào các nội dung chung chung, na ná như nhau, không cụ thể hóa, không có mục tiêu, chỉ chú ý đến hình thức mà không quan tâm tới nội dung, hiệu quả công việc. Áp dụng nguyên xi các mô hình của nơi khác vào địa phương mà không tính tới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đây là cách làm khá phổ biến trong đội ngũ cán bộ hiện nay. Rập khuôn là sự sao chép lại hay là sự lặp lại theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Do sự rập khuôn này đã kìm hãm sự sáng tạo, sự phát triển của đội ngũ cán bộ.

Đi vào phân tích, giải thích hay chứng minh cân nêu các cơ sở sau:

-                     Sự cần thiết;

-                     Cơ sở khoa học;

-                     Đánh giá thực trạng; Nguyên nhân chủ quan, khách quan.

-                     Giải pháp khăc phục;

-                     Kết luận;

-                     Kiến nghị đề xuất.


Post a Comment

0 Comments